NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 37

Nếu nhà nước Phổ tập trung đào tạo tầng lớp tinh hoa khoa học gia ở

đại học thì cũng nỗ lực không kém trong việc đào tạo và khuếch trương
đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh, sản xuất. Chính sách Phổ nhằm trước nhất
du nhập kỹ thuật nước ngoài, kỹ thuật hóa (Technisierung) sản xuất, nâng
cao trình độ hiểu biết kỹ thuật cho những người chủ xí nghiệp. Sau đó
từng bước “khoa học hóa” và “đại học hóa” kỹ thuật một cách hệ thống.
Nước Đức ngày nay là nước nổi tiếng có hệ thống đào tạo nghề rất tốt
(Thủ tướng Phạm Văn Đổng là người đã từng ngưỡng mộ hệ thống đào
tạo này). Việc đào tạo kỹ thuật đã trở thành một trong những quốc sách.
Kinh doanh, sản xuất mà không có khoa học, kỹ thuật là không thể lâu dài
được. “Ở đâu mà khoa học không được áp dụng trong kinh doanh thì ở
đó kinh doanh không thể bền vững, ở đó không thể có tiến bộ được”.

[8]

như Peter Christian Beuth tuyên bố. Ông cũng chính là tên tuổi quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trên. Ông là người có rất nhiều sáng
kiến trong việc thúc đẩy sự công nghiệp hóa và phát triển các tài năng.
Beuth là mắt xích nối khoa học với kinh tế. Beuth là con người được giao
phó nhiệm vụ thực hiện tư tưởng cải cách của Freiherr vom Stein, là
người chủ trương mở cửa thị trường, nhưng không phải mở cửa tự do
ngay, vì các lực lượng sản xuất trong nước đang còn yếu thế, chưa đủ sức
cạnh tranh với hàng nước ngoài, đặc biệt hàng của Anh quốc đang rất
mạnh lúc bấy giờ, mà phải mở cửa có mức độ, có điều tiết nhà nước bằng
việc sử dụng hàng rào thuế quan, đồng thời ráo riết tăng cường nội lực
cho lực lượng sản xuất, kinh doanh, rồi từng bước hạ hàng rào thuế quan
xuống, để cuối cùng đi đến cái đích là kinh tế thị trường tự do không còn
cần thiết sự can thiệp của nhà nước nữa. Các ngành công nghiệp được bảo
hộ một cách nhân tạo quá lâu không thể đem ra đặt ngay trước “ngọn gió
mạnh của tự do (cạnh tranh)” được. Freiherr vom Stein là người đầu tiên
thực hiện cuộc chuyển đổi từ một nền kinh tế đóng kín sang một nền kinh
tế mở có sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước. Sự diễn biến kinh tế đã
cho thấy chính sách của Freiherr vom Stein là hoàn toàn đúng đắn. Và
nhiệm vụ của Beuth chính là tăng cường nội lực và tổ chức việc thực hiện
nó một cách thành công. Đó là chính sách khuếch trương kinh doanh và
công nghiệp (Gewerbe und Industrieförderung) của nhà nước Phổ. Chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.