Soda, phân bón đồng thời thuốc nổ. Đó là thời điểm “bánh mì được sản
xuất bằng không khí”.
Những phát minh và khám phá máy làm lạnh của Carl Linde, máy hơi
nước của James Watt, các công trình nghiên cứu vi sinh, lên men, diệt
khuẩn bằng nhiệt (pasteurization) của Louis Pasteur, nuôi men của Robert
Koch đã cách mạng công nghệ sản xuất bia và đẩy sản lượng lên, cũng
như giảm giá thành bia đáng kể. Bia trở thành thức uống rẻ hơn các thức
uống thông dụng khác như cà phê, rượu vang. Năm 1875 Đức có tất cả
19.178 cơ sở sản xuất bia, với 69.423 công nhân viên chức. Đến năm
1907 chỉ còn 12.668 nhà máy bia, nhưng với số công nhân viên chức lên
đến 123.047 (quá trình tập trung hóa). 1907 các nhà máy lớn sản xuất
được 100.000l bia năm hoặc hơn thế. Ngành công nghiệp bia của Đức đã
trở thành hàng đầu ở Châu Âu (chỉ đứng sau Mỹ về sản lượng), ảnh
hưởng tốt đến kỹ nghệ bia của các nước khác. Vô số khách nước ngoài
đến tham quan cơ sở sản xuất, giảng dạy, nghiên cứu bia của Đức. Năm
1873 Carl Lintner cùng với Karl Reischauer thành lập viện khoa học
nghiên cứu bia Weihenstephan ở München, thiết lập nên tiêu chuẩn quốc
tế cho ngành bia. Ngày nay Weihenstephan vẫn là trung tâm nghiên cứu,
đào tạo chuyên viên bia nổi tiếng nhất thế giới của Đức. Lintner chính là
người xây dựng công nghệ hiện đại của ngành bia. Cuốn sách của ông
“Lehrbuch der Bierbrauerei” (sách giáo khoa về ngành nấu bia) đã đóng
góp rất lớn vào sự truyền bá ngành bia hiện đại. Chuyên viên bia của Đức
(Deutsche Biermeister) điều khiển các nhà máy bia ở nước ngoài, với các
thiết bị, nguyên vật liệu để nấu bia của Đức, đã đưa tên tuổi công nghệ,
know how bia của Đức lên hàng đầu thế giới. (Ở Việt Nam hầu hết các
thiết bị trang bị cho các nhà máy bia đều được mua từ Đức).
Ngành xe hơi, tuy Đức là quê hương của chiếc xe hơi đầu tiên của thế
giới, chưa phát triển đáng kể cho đến 1914.
Daimler, Maybach và Benz
phát triền động cơ hai thì và bốn thì đầu tiên cho xe hai bánh, thuyền, xe
ba bánh, bốn bánh. Đó mới chỉ là những mặt hàng xa xỉ, được sản xuất
theo yêu cầu. Xe hơi tiện lợi hơn hết cho ngành y tế (cấp cứu). Sự phát
triển từng bước lan rộng. Pháp là dân tộc rất nồng nhiệt với xe hơi. Năm
1913 Đức có 67.000 chiếc, tỉ lệ một trên 927 đầu người (Pháp 1:441).