Quân sự là giới thúc đẩy mạnh nhất ngành sản xuất xe hơi, kế tiếp là bưu
điện.
Năm 1914 Đức có 350 xe buýt bưu điện, trong đó 106 chiếc tại Bayern.
Ngành xe hơi có ảnh hưởng lên các ngành sản xuất phụ tùng, thí dụ sự ra
đời của những chiếc bu-gi của Công ty Robert Bosch, hay là việc sản xuất
bánh xe, sau đó đến các ngành bảo hiểm, thuế và luật giao thông trên
đường phố.
Ngành máy bay chưa có, chỉ mới có việc đóng phi thuyền Zeppelin.
Từ năm 1850 trở đi nước Đức đã bước vào giai đoạn “Đại công nghiệp
hóa” và đã đến gần các nước phát triển công nghiệp đi trước. Máy móc,
công cụ công nghiệp, kỹ thuật mới và than đá đã trở thành cơ sở của nền
sản xuất. Nước Đức bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh
và thường xuyên. Công nghiệp từ vị trí bên lề đã trở thành khu vực kinh
tế chủ đạo.
Và đến năm 1870 nước Đức đã hoàn toàn rũ sạch sự lạc hậu công
nghiệp của mình đối với các nước Tây Âu, trong chừng mực đã vượt Pháp
và Bỉ. Sự nghèo khổ rộng rãi trong dân chúng đã được khắc phục. Mức
sống người dân được nâng cao. Nước Đức trẻ có những lợi điểm: giá lao
động rẻ hơn, tiếp thu được những công nghệ hiện đại, xây dựng các xí
nghiệp qui mô và hiện đại hơn. Công nghiệp không mang đến thất nghiệp,
ngược lại giải được bài toán cho tăng trưởng dân số, sự thiếu công ăn việc
làm và sự nghèo khổ tràn lan trước đây, cho sự lệ thuộc của nông nghiệp
vào điều kiện thiên nhiên, và làm cho kinh tế chuyển dịch cơ cấu. Các
động lực xã hội được cởi trói. Xã hội được kích thích làm ra thêm của cải.
Thế giới hiện đại đã được khai sinh, thay cho thế giới cũ. Con người tin
vào sức mạnh thần kỳ của khoa học, hơn vào kinh thánh. Tiến bộ và thành
công được nhìn thấy khắp nơi. Tại Hội nghị các Nhà Nghiên cứu thiên
nhiên và Bác sĩ Đức năm 1886 tại Berlin Werner von Siemens đã phát
biểu: