thua trận (1806) Đức nghèo lại càng nghèo hơn, hầu như kiệt quệ, mặc dù
thường xuyên thiếu hụt lương bổng nhưng những người làm khoa học vẫn
tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học của mình. Vì người Đức có một
đạo đức (Ethos) lao động cao, và sự ham thích, nếu không muốn nói đam
mê tư duy (denken) mãnh liệt, lấy suy tư làm niềm vui, một sự “thưởng
thức”, Denken ist eine Freude, ein Genuß, như triết lý của Aristoteles, có
Ehrfurcht, một thái độ trân trọng và ngưỡng mộ cao độ đối với những giá
trị tinh thần và khoa học. Họ có một niềm tin mãnh liệt vào khoa học, gần
như một tôn giáo. Những nhà triết học nổi tiếng như Meister Eckkart,
Leibniz, Kant, Hegel thuộc về phạm trù tư duy này. Nước Đức có nhược
điểm (về kinh tế và chính trị) trong lịch sử là có quá nhiều Bang độc lập
như chúng ta đã thấy. Nhưng đó cũng là cái lợi điểm, vì các Bang đều xây
dựng Bang mình như một đất nước độc lập, và có một hệ thống đại học
riêng, cạnh tranh với đại học các Bang khác (hiện nay thu lại còn 16
Bang). Đức là nước ở Châu Âu có lẽ có mạng lưới đại học đều khắp, cũng
như các thành phố cũng được phát triển đều khắp.
Người khoa học là
người đi tìm chân lý, được xã hội kính trọng và nhà nước bảo trợ. Nhưng
không phải được bảo trợ mà đâm ra ỷ lại. Ngược lại đó là một sự phấn
đấu không ngừng để đạt những bậc thang tri thức cao hơn. Những người
khoa học trẻ vừa được công nhận năng lực tri thức và tài năng khám phá
cái mới bằng học vị Habilitation sẵn sàng chấp nhận cuộc sống, cái
Dasein (being) khiêm tốn của Privatdozent không có lương bổng mà chỉ
sống nhờ vào học phí của sinh viên của mình (vì thế có tên Privatdozent),
để tiếp tục công việc nghiên cứu và khám phá, với hy vọng một lúc nào
đó sẽ được “đăng quang” lên giáo sư. Có lẽ còn một yếu tố khác cũng
không kém phần quan trọng, đó là miếng đất văn hóa và giáo dục.
Goethe nói: “Tùy thuộc vào một quốc gia có nhiều Geist (chất liệu tư
tưởng, tinh thần) và giáo dục tốt mà một tài năng trẻ có phát triển được
nhanh chóng và thuận lợi hay không.”
triển các tài năng trẻ có thuận lợi hay không là tùy thuộc vào miếng đất
văn hóa và nền giáo dục của quốc gia đó. Nước Đức có những điều kiện
đó trong thời kỳ cải cách. Nước Đức từ thế kỷ 18 đã có nền văn hóa phát
triển rất cao. Leibniz, Kant, Goethe, Schiller, Lessing và Bach là những