Khí Helium được tìm ra bởi Sir William Ramsay và Per Teodor Cleve.
1895/96: Whilhelm Conrad Röntgen: phát hiện tia quang tuyến X (sở
dĩ ông gọi là X bởi vì X thường được dùng để gọi các ẩn số trong đại số
học; lúc mới được phát hiện nó quả là một “ẩn số” lớn gây sửng sốt cho
thế giới); ở Đức được gọi là tia Röntgen. Là người lĩnh giải Nobel đầu
tiên về vật lý 1901. Tia Röntgen cũng là sóng điện từ có tần số rất ngắn
(Max von Laue, Walter Friedrich và Paul Knipping, 1912). Max von Laue
phát hiện cấu trúc lưới (Gitterstruktur) của tinh thể, một phương pháp mới
nghiên cứu cấu trúc nguyên tử.
Hendrik Antoon Lorentz của Đại học Leiden, Hà Lan, xây dựng lý thuyết
electron (theory of electrons) mà một trong những ứng dụng là có thể cắt
nghĩa được hiện tượng quay của mặt phẳng phân cực của ánh sáng dưới
tác dụng của từ trường; ông tiên đoán “hiệu ứng Zeemann” được P.
Zeemann chứng minh một năm sau. 1899 ông đưa ra “phép biến đổi
Lorentz” (Lorentz transformation) vào điện động lực học, một công cụ
toán học có tính cách “tình thế’ và vì tiện lợi, nhưng đã biến thành cốt lõi
trong lý thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein sau này. Ông được
giải thưởng Nobel vật lý năm 1902 cùng với P. Zeemann.
1896: Henri A. Becquerel khám phá tính phóng xạ của Uran, mở ra
lĩnh vực nghiên cứu mới: ngành vật lý hạt nhân. Tên ông, Becquerel,