NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 93

Hai viện (Institute) đầu tiên của Trung tâm Kaiser-Wilhelm là Viện Hóa

(1912 hoàn tất do Fritz Haber làm viện trưởng giải Nobel hóa học) và
Viện Vật lý (1913 do Einstein làm viện trưởng khi ông đến Berlin). Sau đó
lần lượt có nhiều viện cho các ngành khác như cơ học lỏng, kim loại, sinh
học, nghiên cứu não, tâm lý học, luật v.v. Sự phân hạch (Kernspaltung)
của nguyên tử uranium, nền tảng của bom nguyên tử, đã được khám phá ở
viện hóa (năm 1939 do Otto Hahn, giải Nobel 1944, và Fritz Strassmann).
Số lượng kết quả nghiên cứu của các viện này ngày càng nhiều và có
khuynh hướng lấn lướt đại học. Chi phí của các viện được các công ty và
các nhà hảo tâm chia sẻ. Trong 175 nguồn đóng góp tài trợ thì có đến 140
triệu phú. Hiện nay có 81 viện và 11.000 nhân viên. 95% ngân sách hằng
năm của trung tâm khoảng 1.5 tỉ Euro được các Bang và Liên Bang đóng
góp mỗi bên một nửa.

[36]

Ngoài Trung tâm Kaiser-Wilhelm còn một tổ chức tên “Hội tương trợ

của Khoa học Đức” (Notgemeinschaft der deutschen Wissenschaft) được
Schmidt-Ott thành lập năm 1920, một tổ chức bao gồm tất cả Đại học và
viện nghiên cứu nhằm tự tương trợ và tự quản lý giữa những nhà làm
khoa học Đức. Tổ chức hoạt động rất hiệu quả. Năm 1951 nó được đổi
thành “Deutsche Forschungsgemeinschaft” (DFG, Hội nghiên cứu Đức)
một tổ chức quan trọng nhằm hỗ trợ các tài năng nghiên cứu. Ngoài ra
còn một số viện nghiên cứu khác như Fraunhofer Gesellschaft (FhG)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.