NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 117

Tác dụng của trò chơi:

Nhận thức việc so sánh độ to nhỏ giữa các đồ vật, biết rõ hơn về hình

tròn, phối hợp hành động tay và mắt, nhận biết được chuyển động của nhiều
đồ vật, tự tìm kiếm, tự tin.

25) 3 tuổi 39 tuần- Cưỡi ngựa gỗ- Gallop Fun-

ギャロップ遊び

Chuẩn bị một cái tất vải thật to. Bảo bé cùng làm, nhồi báo hay tất giấy

cũ vào trong cái tất to. Cắt vải dạ màu làm mắt mũi miệng con ngựa: 2 cái
mắt hình quả trứng, màu xanh; một cái mũi hình tam giác màu đỏ; 2 cái tai
hình tam giác màu nâu; 1 cái miệng hình chữ U, màu đỏ. Cho bé dùng keo
dán vải, dán các bộ phận lên cái tất vải, làm thành cái đầu con ngựa. Buộc
túm cái đầu vào một cái cán chổi. Thế là xong con ngựa que.

Trước tiên mẹ làm mẫu cách cưỡi ngựa que cho bé xem. Cưỡi ngựa

que là đưa một chân ra phía trước, chân sau vừa nhảy lên vừa bước lên theo.
Chân trước lại bước một bước lên. Cứ thế lặp đi lặp lại. Ban đầu mẹ và bé
cùng tập bước đi kiểu cưỡi ngựa que này đã. Rồi mẹ để cho bé làm chàng,
nàng cưỡi ngựa một mình.

Cưỡi ngựa que khác với nhảy chân sáo. Cưỡi ngựa que thì 2 chân

không đổi vị trí sau trước cho nhau mà vẫn tiến lên phía trước. Còn nhảy
chân sáo thì 2 chân luôn đổi vị trí cho nhau. Cho bé chơi ở nơi rộng rãi, vừa
hát bài “cưỡi ngựa que” vừa bước đi theo nhịp.

Khi bé cưỡi ngựa que giỏi rồi thì bảo bé xuống ngựa, tập nhảy chân

sáo như hồi 3 tuổi 2 tuần đã từng làm.

Tác dụng của trò chơi:

Vận động chân và hông, nhận biết rõ mặt con ngựa, khả năng diễn

xuất, tự tin, độc lập.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.