NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 121

Tiếp theo, bảo bé gập theo đường chia đôi hình vuông. “Hình vuông

gấp lại thì được hình chữ nhật. Hình chữ nhật khác hình vuông” Lại mở tờ
giấy ra, và gập lại lần nữa để bé nhìn lại hình chữ nhật. Dạy cho bé biết
hình chữ nhật cũng có 4 cạnh như hình vuông, nhưng lại có 2 cạnh ngắn và
2 cạnh dài. Lại mở giấy ra, chỉ cho bé thấy 4 cạnh hình vuông đều có độ dài
bằng nhau. Lại gập đôi lại để bé nhìn lại hình chữ nhật, ghi nhớ hình chữ
nhật khác với hình vuông.

Lần này bảo bé gập đôi hình vuông theo đường chéo. Thử hỏi xem bé

có biết hình vừa gập được là hình gì không. Bé không nhớ thì dạy lại hình
tam giác cho bé theo trò chơi lúc 3 tuổi 30 tuần.

Vẽ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hỏi tên từng

hình xem bé có nhớ không, luyện tập tên các hình, nếu bé nói sai thì dừng
lại, dạy lại cho nhớ.

Mãi mà bé không nhớ tên các hình, thì quay lại chơi trò lúc 1 tuổi 3

tuần, trò chơi gom hình. Mẹ cắt một số hình bằng giấy, mẹ gọi tên hình nào,
bảo bé nhặt hình đó lên. Lúc khác thì cho bé xem một hình nào đó, hỏi xem
đó là hình gì.

Lại cho bé gấp lại các hình tròn, vuông làm đôi. Gập rồi thì được hình

gì, làm cho bé nhớ rõ. Mỗi lần làm một hình thôi. Vẽ các hình tròn, vuông,
tam giác, chữ nhật bằng nét đứt, cho bé bút để tô lại.

Mở rộng hơn, cho bé nhìn lại các hình một lần nữa, hỏi bé xem trong

nhà có những đồ vật nào hình gì. Luyện tập trò chơi 3 tuổi 25 tuần đồng
thời cũng rất thú vị.

Tác dụng của trò chơi:

Nhận biết rõ các hình cơ bản, nhìn số cạnh, số góc để phân biệt các

hình, phối hợp hoạt động tay và mắt qua động tác gấp, tô đường viền, tự tin,
khả năng ngôn ngữ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.