Ngoài cúc ra có thể dùng cuộn chỉ, bút chì, thìa…
Nếu dùng nhiều chìa khóa khác nhau, thì trò chơi này càng khó hơn.
Chìa khóa nhìn thoáng qua thì cái nào cũng giống cái nào, song thực ra mỗi
chìa có một đường răng cưa khác nhau. Trước khi cho bé xếp chìa khóa vào
hình viền tương ứng, thì phải dạy cho bé xem hướng chìa khóa quay về bên
nào đã. Ban đầu có thể mẹ phải giúp, nhưng luyện nhiều lần thì tự bé sẽ làm
giỏi được.
Hơn thế nữa, có thể ấn các đồ vật cuộn chỉ, cái cúc, chìa khóa, lõi
kem, bút chì, cái kéo… lên đất nặn, lấy hình lõm. Cho bé đặt đồ vật vào các
hình lõm tương ứng trên đất nặn, chắc chắn bé sẽ rất thích.
Tác dụng của trò chơi
Củng cố nhận thức về các đồ vật, phối hợp hoạt động tay và mắt, tăng
khả năng quan sát, nhìn nhận đồ vật giống và khác nhau, so sánh kích thước
giữa các đồ vật, khả năng giải quyết vấn đề, tự tin.
10) 3 tuổi 21 tuần- Đóng dấu thành bức tranh- Print Painting-
ベタベ
タ押しつけて描こう
Dùng ít màu nước còn thừa pha loãng với nước và tờ giấy vẽ màu nước
đã cắt thành hình tròn làm mai rùa, hoặc dùng đĩa giấy cũng được. Cắt tờ
giấy khác làm đầu, 4 chân và đuôi rùa, dùng dập ghim đính vào mai rùa.
Cắt một miếng xốp rửa bát khoảng 5- 7,5cmx 13cm. Có miếng xốp lỗ to, bề
mặt xù xì thì càng tốt.
Đầu tiên cho bé xem con rùa. Cho bé đếm số chân (4), số đầu (1), số
đuôi (1), số mai (1) của rùa. Dạy cho bé biết mai của rùa cứng và chỉ có 1
cái thôi. “Bây giờ con in hình lên mai rùa được đấy.” Mẹ nói vậy và cho