ÔNG CỐ VẤN - Trang 442

Sài Gòn lại ồn ào thêm vì những hoạt động tuyên truyền vận động. Các tổ
chức chính trị phe phái đều đưa người ra tranh cử. Ứng cử vào chức vụ
tổng thống và phó tổng thống có 11 liên danh. Trong số này nổi lên những
liên danh của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Phan Khắc Sửu, Trần
Văn Hương và Trương Đình Dzu. Mười một liên danh này đều cử người tới
nhà thờ Bình An tranh thủ sự ủng hộ của khối Công giáo.
Cha Hoàng bàn với Hai Long chia nhau tiếp và làm việc với những liên
danh chính. Hai Long nhận tiếp hai liên danh: Nguyễn Văn Thiệu và Trần
Văn Hương. Anh cũng khéo léo giới thiệu Nguyễn Gia Hiến, Chủ tịch lực
lượng Công giáo di cư, làm việc với Nguyễn Cao Kỳ, và Nhị Hà (Thắng)
làm việc với Phan Khắc Sửu để giữ quan hệ tốt với 2 liên danh này.
Cuộc tổng tuyển cử tạo nên sự rạn nứt trong quan hệ vốn đã lỏng lẻo giữa
Thiệu và Kỳ. Kỳ nổi lên như một nhân vật có nhiều triển vọng. Có dư luận
Johnson đã coi Kỳ là người đối thoại chính trong cuộc gặp gỡ tại Honolulu.
Cùng đi với Kỳ có cả Thiệu và Nguyễn Hữu Có, bộ trưởng Quốc phòng.
Nhưng họ chỉ là hai người ngồi bên Kỳ trong suốt cuộc đối thoại. Tính chịu
chơi và ngang tàng của Kỳ tranh thủ được nhiều cảm tình của những tướng
trẻ, so với Thiệu, bị coi là thâm trầm và thủ đoạn. Một số tướng trẻ đã xúi
Kỳ ứng cử. Kỳ cũng tin mình sẽ đắc cử, nên liên danh cùng Nguyễn Văn
Lộc ra tranh ghế tổng thống và phó tổng thống. Thiệu vội vã tổ chức liên
danh với Trịnh Quốc Khánh. Trong cuộc họp hội đồng quân lực, những
tướng trẻ cùng phe với Kỳ, mấy lần khuyên Thiệu nên rút khỏi quân đội,
tránh trường hợp có hai quân nhân cùng tranh cử. Thiệu biết nếu ra ngoài
quân đội thì càng ít hy vọng trúng cử, một mực trả lời, không ai buộc được
mình phải rời quân đội. Mối quan hệ giữa hai viên tướng trở nên rất căng
thẳng.
Nhân dịp này, Hai Long bàn với Hòe đệ đơn ứng cử vào thượng nghị viện.
Anh rất ít hi vọng trúng cử, vì không có tiền tổ chức vận động. Sau khi đã
làm chủ nhiệm báo kinh tế Vừng Đông, anh ra ứng cử chỉ nhằm một lần
nữa khẳng định vị trí cao trong xã hội của mình. Hòe vẫn giữ vai trò liên
lạc đặc biệt giữa Hai Long và Thiệu. Khi anh tới dinh Độc Lập, khi tới dinh
Quốc khách ở đường Tú Xương, khi tới Bộ Tổng tham mưu gặp Thiệu để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.