ÔNG CỐ VẤN - Trang 719

Tháng 9-1971, miền Nam lại có bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Thời
gian qua, với sự ủng hộ của Nixon và đặc biệt của CIA, Thiệu đã tước hết
quyền hành, quét sạch vây cánh của Kỳ trong bộ máy chính quyền, nắm
chắc lực lượng công an, cảnh sát. Minh Lớn và Kỳ là hai đối thủ chủ yếu
của Thiệu trong cuộc tuyển cử. Thiệu đưa ra những đạo luật bầu cử hạn chế
tới mức tối đa những người ra tranh cử. Ví dụ như người muốn ứng cử phải
đại diện cho một đảng lớn, nếu không, họ phải được từ 40 nghị sĩ, dân biểu
giới thiệu và bảo đảm, hoặc là được sự giới thiệu của 100 ủy viên hội đồng
tỉnh, trong khi tất cả những tổ chức này đều bị Thiệu kiểm soát và khống
chế chặt chẽ. Cuối cùng, Minh và Kỳ đều phải bỏ cuộc. Thiệu ứng cử một
mình không có đối thủ.
Trong quá trình vận động bầu cử tổng thống, trước những hành động quá
trắng trợn của Thiệu, Kỳ đã nhiều lần rắp tâm đảo chính lật đổ Thiệu. Kỳ
tin có những lực lượng trong quân đội ủng hộ mình, và đảo chính sẽ thành
công. Nhưng Kỳ ớn CIA đã cài tay chân khắp nơi, sẽ phát hiện âm mưu của
mình trước khi hành sự. Kỳ đành bó tay.
Mỹ không thích trò chạy đua một ngựa, sẽ bóc trần bộ mặt dân chủ giả tạo
ở Nam Việt Nam. Nhưng Thiệu, với tính tham lam nhỏ nhặt, thiếu tự tin
của y, đã làm lơ trước lời khuyên bảo của quan thầy. Y bất chấp mọi dư
luận, quyết tâm gạt hết các đối thủ để giành thắng lợi. Kỳ bị tước mọi
quyền hành, chỉ còn mỗi chức thiếu tướng không quân trước đây. Y đành
phải lui về ngôi nhà trong căn cứ Tân Sơn Nhất, khuây khỏa bằng những
canh mạt chược hoặc những trận đá gà, đôi lúc lái máy bay tới giải sầu tại
đồn điền ở Khánh Dương.
Hai Long nảy ra ý viết cho Kỳ một lá thư. Nhưng sau đó anh chỉ viết thư
cho cha Nguyễn Quang Lãm, người được khối Thiên chúa giáo trao nhiệm
vụ làm cố vấn cho Kỳ. Trong thư, Hai Long tả cảnh một đêm thu ở Côn
Đảo, trăng nhô đỉnh núi, sóng biển rì rào, một mình ngồi trên mỏm đá đầu
ghềnh, động cảnh sinh tình, nhớ thương cha Lãm có hai người con, một con
đẻ, một con nuôi[3], nay đều chưa làm nên công trạng gì! Một đứa lưu đày
ngoài đảo xa, một đứa chịu quản thúc ở phi trường Tân Sơn Nhất...
“Nhưng Nã Phá Luân[4] ngày xưa đã bị lưu đày ở đảo Elbe chỉ một năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.