chừng mực nào đó, quan điểm làm sao để hoạt động hiệu quả ở Đông
Dương thuộc Pháp của Larson còn sắc bén hơn. Mặc dù các mối quan hệ
của Robert Meynier chủ yếu là người Pháp, nhưng ông đã sớm kết luận "sẽ
không có bất kỳ hoạt động nào thành công ở Đông Dương nếu thiếu hỗ trợ
tại chỗ". Larson tin tưởng chắc chắn rằng người Mỹ chiếm ưu thế trong
việc giành được sự ủng hộ ở Đông Dương vì Mỹ được xem là "đỉnh cao
của dân chủ và tự trị" lại "không có tham vọng về thuộc địa" ở châu Á. Tuy
nhiên, Larson cho rằng người dân phải thường xuyên được bảo đảm mục
đích chiến tranh của Mỹ không chỉ nhằm "loại bỏ những lời nói suông" và
yêu cầu dân tộc này phải được nói tới như người Việt Nam. "Chúng ta nên
nhìn xa [đủ] để không nói đến thuật ngữ "An Nam" mà đúng hơn phải là
"Việt Nam", Larson viết. Theo nghĩa đen, "An Nam" có nghĩa là "phương
nam bị bình định" và nhắc người An Nam nhớ đến lịch sử bị người Trung
Quốc nô dịch, trong khi đó "Việt Nam" là cái tên mà họ, chính họ, đã đặt
cho tổ quốc của mình".
Ngoài Miles và Larson, và có lẽ bổ sung thêm vào nỗi ngạc nhiên của họ,
nhiều sĩ quan OSS trẻ tuổi cũng lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông
Nam Á và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam. Những trải
nghiệm về Chiến tranh thế giới 2 của những sĩ quan OSS này trùng với
những trải nghiệm của Miles và Larson vì họ thường xuyên gặp gỡ và làm
việc với những người Việt Nam tốt nhất và thông minh nhất, đấy là chưa kể
đến một số người thân Mỹ nhất. Họ cũng có thể gặp một số điều chán nản
tương tự khi cố làm việc, và sử dụng âm mưu khi cần thiết, trong thế giới
phức tạp của quan điểm chính trị Pháp. Bất chấp bình luận của Miles về
chính sách của Mỹ, sự ra đi của gia đình Meynier không tạo ra "khoảng
trống để Nhật trám vào". Dù mất những kiến thức đã được tích luỹ và liên
hệ với Miles, Larson, và toàn bộ tổ chức của Meynier chẳng khác gì một
đại hoạ nhưng GBT, vẫn trụ vững trong năm 1944, lại hiệu quả hơn bao giờ
hết.