lòng dân vẫn tiếp tục phải è cổ nộp thuế thóc gạo - cái giờ đây đã trở nên
quý hơn vàng. Họ tiếp tục phải tuân lệnh một tên chủ ngạo mạn và thường
tàn bạo. Chỉ có khuôn mặt chủ nhân là thay đổi. Rất ít người trong giai cấp
trung lưu hoặc tinh hoa thấy số phận của mình được cải thiện sau đảo
chính. Giống như Dương Thiệu Chi, phần lớn quan lại thi hành những chức
năng như dưới thời Pháp thuộc. Có rất ít người Việt Nam thân Nhật như vài
thành viên của Quang phục Hội - những kẻ kiếm chác được. Thậm chí còn
có thể biện luận rằng chính quyền Bảo Đại - Trần Trọng Kim cũng chẳng
được lợi lộc gì. Cùng với thất bại của Nhật, những người này được gọi là
những kẻ cộng tác và ít người có được một sự nghiệp tiếng tăm tại Việt
Nam.
Tất nhiên có những quan điểm khác nhau về đóng góp của chính phủ Trần
Trọng Kim và tầm quan trọng của "nền độc lập dưới ách cai trị của Nhật.
Vũ Ngư Chiêu kết luận rằng sau đảo chính đã "bùng phát cơn sốt độc lập",
khi hai tiếng "độc lập" có một hiệu quả nhiệm mầu làm thay đổi thái độ của
tất cả mọi người. Với tư cách là một nhân chứng, ông viện dẫn một tờ báo
xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội, chủ bút báo này viết: "Chúng ta đang
bước vào một giai đoạn lịch sử mới. Việc quân Nhật nổ súng tại đây đêm 9
tháng 3 năm 1945 đã cáo chung cuộc sống nô dịch hoá kéo dài gần một thế
kỷ dưới ách thống trị bạo ngược của Pháp. Từ nay trở đi, chúng ta được
phép định đoạt cuộc sống đích thực của chính mình". Nhà sử học David
Marr kết luận rằng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1945 "nhiệt huyết ái quốc và
lòng tận tuỵ tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam như thể từng
cá nhân và cả dân tộc đã tái sinh". Các báo cáo tình báo năm 1945 xác nhận
một quan điểm bi quan hơn: "Hầu hết mọi người", một báo cáo viết, vẫn
"hoàn toàn thờ ơ với sự giải phóng mới mẻ của họ, (và) đeo đuổi cùng một
loại cuộc sống đã từng được ban cho họ dưới ách thống trị của Pháp.
Nhưng những người khác (phần lớn là người An Nam) đã vỡ mộng về mức
độ độc lập mà Nhật đưa ra". Có lẽ nhà sử học Bùi Minh Dung đã tổng kết