trường rằng tính nhỏ nhen thường được thể hiện bởi nhiều người trong
ngành tình báo Pháp "đã góp phần đẩy OSS vào tay Việt Minh". "Theo
quan điểm của Sabattier", Tonnesson viết, "không có gì nguy hiểm trong
việc hợp nhất và làm cho các cơ quan tình báo Pháp phụ thuộc vào cơ cấu
chỉ huy của OSS". Quả thực, Sabattier tin rằng "người Mỹ giống như trẻ
con khi hoạt động tình báo, và sẽ rất dễ đoạt được ưu thế hoạt động thầm
lặng của OSS từ bên trong".
Sabattier có thể đã đánh giá thấp khả năng duy trì quyền kiểm soát của
OSS, nhưng giả thuyết của ông ta không bao giờ được kiểm tra. Mặc dù
nhóm quân Pháp mà Sabattier cam kết đã đến mà không gặp rắc rối gì,
nhưng vấn đề nhanh chóng nảy sinh khi viên sĩ quan cao cấp của họ yêu
cầu OSS phải trả tiền và trang bị cho thuộc hạ. OSS không có dự định trao
các nguồn viện trợ của Mỹ để chỉnh đốn lại lính Pháp. Trên thực tế, vào
giữa tháng năm, trong khi trao đổi thư từ với Helliwell, đại tá John
Whitaker, chỉ huy SI tại Trung Quốc, tuyên bố rằng ông ta và thiếu tá
Quentin Roosevelt đã "làm sáng tỏ" với hai viên chỉ huy Pháp, những
người đã báo cho sở chỉ huy của OSS tại Trùng Khánh rằng "OSS chỉ quan
tâm tới thông tin tình báo tại FIC, và rằng không có viện trợ cho quân Pháp,
ngoại trừ các loại vũ khí chúng ta cần để bảo vệ người Mỹ hay các sứ mạng
tình báo hỗn hợp". Thấy rằng những đòi hỏi của Pháp rõ ràng vượt quá khả
năng của mình, OSS đã từ chối. Lính Pháp đáp trả bằng một "cuộc đình
công ngồi". Cùng lúc đó, Sainteny bắt đầu đề nghị được báo cáo toàn bộ
những kế hoạch bí mật của Đồng Minh đối với khu vực và những mệnh
được phổ biển cho các nhân viên Mỹ. Để làm phức tạp thêm vấn đề,
Sainteny và người Pháp ở cả Tĩnh Tây và Côn Minh dường như nhận được
mệnh lệnh từ các sở chỉ huy khác nhau. "Câu hỏi đối với chúng tôi là",
Patti nhớ lại, "chúng tôi sẽ làm việc với ai trong số những người Pháp?".
Patti mô tả tâm trạng người Mỹ là "cực kỳ điên tiết", nhưng thực tế thì sự
tức giận dường như còn cao hơn thế.