và những người Mỹ với "niềm vui và tâm trạng nhẹ nhõm". Một số kiều
dân Pháp được báo là đã bị làm cho hoảng loạn bởi "một nhóm người" đã
giết "ba hoặc bốn người Pháp" vào đêm hôm trước và họ đã tuyên bố sẽ
quay trở lại. Patti nhờ Grelecki lo liệu việc này. Grelecki ghi lại, "Đây là
trách nhiệm của tôi, một vấn đề thuộc về chiến trường chứ không phải là
công tác bàn giấy. Tôi là lính chiến, đã từng 150 lần nạp đạn chỉ với một
tay và tôi coi ngài Patti đường bệ này là một người ngồi bàn giấy, họ lúc
nào chả mài đũng quần vào đó". Grelecki quyết định sửa soạn khách sạn để
đối phó với bất kỳ cuộc tấn công có thể nào và bố trí súng cối 60mm trên
mái nhà. Anh ta cũng di chuyển phụ nữ và trẻ em Pháp tới nơi khác. Không
có chuyện gì xảy ra, và mọi đề phòng kết thúc chỉ như vậy, nhưng Grelecki
phát biểu, "Thẳng thắn mà nói chúng tôi không được chuẩn bị kỹ lưỡng để
đến Hà Nội".
Với Patti và Grelecki, tối đầu tiên ở Hà Nội họ vờ lẽ rằng đây là một thành
phố ồn ào náo nhiệt. Patti đã tiếp nhiều khách đến thăm, trong đó có Lê
Trung Nghĩa, "đại diện Uỷ ban Thành phố Hà Nội", người đã chào đón
Patti đến thành phố và cung cấp các dịch vụ thuộc uỷ ban của ông nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho phái đoàn Mỹ. Ông cũng hỏi thêm Patti về sự có
mặt của người Pháp trong phái đoàn, quan điểm của người Mỹ, và hiểu biết
của Patti về Hồ Chí Minh. "Khi trả lời câu hỏi của ông ấy", Patti nhớ lại,
"tôi đã quả quyết là không, tôi không can dự vào sự có mặt của quân đội
Pháp; đúng, rồi sẽ có thêm những người Mỹ nữa đến đây, cũng nhanh thôi;
và đúng, sự thực là tôi đã từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh; và không, nước
Mỹ không ủng hộ chủ nghĩa thực dân". Mặc dù ngắn gọn, một loạt câu hỏi
- trả lời đã tạo ra những lời giải đáp mà Việt Minh có thể vận dụng thành
công trong tương lai. Lê Trung Nghĩa và nhiều người Việt Nam khác,
những người chưa sống hoặc chưa từng tới Việt Bắc, có thể đã không tin
mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với những người chiến thắng Chiến tranh
thế giới 2 hùng mạnh này.