PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 14

Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp. Nơi đây, Ẩn kết thân với đại tá
Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), thực
chất là chỉ huy CIA ở Đông Dương dưới vỏ bọc trưởng phái đoàn viện trợ
quân sự Mỹ (US. MAAG) tại Sài Gòn. Tôi chọn Phạm Xuân Ẩn cho mục
tiêu lâu dài vì hội đủ các yếu tố và điều kiện lý tưởng cho những hoạt động
tình báo chiến lược. Tôi thường tới nhà chơi và cha mẹ Ẩn cũng coi tôi như
con cái trong gia đình. Sau ba năm thử thách và cân nhắc mọi khả năng,
năm 1957, tôi vạch kế hoạch đưa Ẩn sang Mỹ du học. Trước hết, để Ẩn
nắm tình hình nước Mỹ, sau là tạo bình phong thuận lợi cho hoạt động tình
báo chiến lược về lâu dài này. Đây được xem là bước chuẩn bị để “đón đầu”
một cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra với Mỹ. Khi kế hoạch được trình lên,
cấp trên có phần nghi ngại khả năng Ẩn ra đi sẽ không trở về. Nhưng tôi rất
tin tưởng người thanh niên ấy nên đã quyết báo vệ quan điềm của mình.
Cuối cùng, cấp trên đồng ý.

Hoàn cảnh gia đình Phạm Xuân Ẩn lúc đó rất khó khăn. Cha bị bệnh

lao, nhà lại đông anh em. Ẩn băn khoăn: “Tình cảnh gia đình em như vậy,
tiền đâu mà đi học bên Mỹ”. Tôi động viên: “Cậu cứ đi đi, chuyện kinh phí
để tôi lo”. Ngoài kinh phí, thêm một khó khăn nữa phát sinh khi các trường
đại học Mỹ yêu cầu du học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học. Ẩn chưa
học xong bậc này. Tôi đề nghị Ẩn thử tìm hiểu xem có ngành học nào
không cần đến bằng trung học không. Vài hôm sau, Ẩn gặp tôi, cho biết chỉ
có ngành báo chí là không cần bằng trung học.Tôi khuyến khích Ẩn theo
học ngành này, vì không nghề nào có bình diện giao tiếp rộng như nghề
báo, có thể tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, rất thích hợp cho công tác
tình báo. Ẩn nghe lời tôi, theo học báo chí. Về sau, vỏ bọc phóng viên hãng
thông tấn Reuters, phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn đã giúp Ẩn rất nhiều
trong hoạt động tình báo chiến lược.

Năm 1958, tôi bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt. Ẩn khi đó đang học

ở Mỹ. Cấp trên rất lo lắng về khả năng Ẩn có chịu về Việt Nam hay không
một khi thông tin này đến tai Ẩn. Riêng tôi vẫn đặt trọn niềm tin nơi Ẩn.
Sau ngày giải phóng, gặp lại nhau, tôi hỏi: “Khi nghe tin tôi bị bắt, sao cậu
vẫn về Việt Nam?”. Ẩn trả lời: “Bên nhà báo sang ‘anh Hai mệt nặng nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.