T
ài liệu này chứng minh rằng bộ phận cốt cán của Việt Cộng có năng
lực chuyên nghiệp trong việc lên kế hoạch chi tiết… Điều đó đánh tan quan
niệm của một vài người rằng Việt Cộng chỉ là mấy gã nông dân trồng lúa
lạc hậu, mù chữ.
Ghi chú về Báo cáo tổng kết về Việt Cộng theo sau trận Ấp Bắc,
ngày 2 tháng 1 nãm 1963 .
TRỞ LẠI SÀI GÒN VÀO CUỐI THÁNG 9 NĂM 1959 sau hai năm
sống ở Mỹ, nỗi sợ lớn nhất của Ẩn là vừa ra khỏi máy bay đã bị bắt đưa đi
và rồi vĩnh viễn biến mất. Ẩn sắp xếp để cả gia đình ra đón ông tại phi
trường, bởi ông tính toán rằng trong trường hợp mình bị bắt, nếu có nhân
chứng thì sẽ tốt hơn. “Khi gia đình ra đón ở sân bay, ít nhất má tôi cũng biết
được việc tôi biến mất”, ông Ẩn nói với tôi. Rất nhiều đồng đội của ông đã
bị bỏ tù. Ẩn không biết là liệu những người kia có khai ra tên ông hay
không. Đáng lo nhất là việc cấp trên trực tiếp của ông là Mười Hương đã bị
bắt vào năm 1958 và đang nằm bóc lịch trong nhà lao Chín Hầm. Mười
Hương là người sáng lập mạng lưới tình báo chiến lược của Cộng sản ở
miền Nam. Ông chính là người đã chiêu mộ Ẩn vào mạng lưới này và sau
đó điều Ẩn sang Mỹ.
Giữa lúc người nhà chạy tới chạy lui, Ẩn nhìn quanh để xem có cảnh
sát hay không, nhưng không thấy ai tiến tới bắt ông cả. Bởi không nắm bắt
được tình hình nên Ẩn ở nhà suốt một tháng, sợ rằng nếu ra ngoài một
mình, ông có thể bị bắt. Phần lớn thời gian trong ngày, Ẩn đứng nhìn qua
cửa sổ để xem có ai theo dõi hay không, sau một thời gian, ông thận trọng
lên một kế hoạch để thăm dò. Ông gửi một lời nhắn tới bác sĩ Trần Kim
Tuyến, người đã giúp ông làm thủ tục thị thực hai năm về trước và là đồng
minh thân cận của Ngô Đình Nhu, em trai ông Diệm: “Tôi vừa kết thúc
khóa học ở Mỹ trở về và đang cần việc làm. Ông có gì cho tôi làm không?”.
Theo tính toán của Ẩn, nếu ông là mục tiêu bắt giữ, bác sĩ Tuyến sẽ không