bậc nhất phía Bắc Trung Quốc thời đó. Sau này, trải qua mấy chục năm
thăng trầm, bất kể là thời kì phiến quân hỗn chiến, thời kỳ chiến tranh
kháng Nhật hay thời kỳ chiến tranh giải phóng, bất kể nằm trong tay chính
quyền cuối nhà Thanh, trong tay người Nhật hay trong tay các phiến quân,
xưởng may Trung Dương vẫn luôn luôn phát triển thịnh vượng. Kinh doanh
có lãi, vận chuyển thuận lợi, nguồn vốn phong phú, lợi nhuận khả quan,
luôn là doanh nghiệp then chốt của Chính phủ đương thời. Đương nhiên
cũng có những lúc không được như ý, nhưng đều vượt qua được và cơ bản
là chưa từng xảy ra tình trạng đình công nghỉ việc cũng như bạo loạn lớn
trong công nhân.
Sau giải phóng, xưởng dệt may Trung Dương tiến hành công tư hợp
doanh và cuối cùng do Chính phủ tiếp quản toàn bộ. Nhờ quá trình chuyển
đổi và cải tạo về mặt kĩ thuật với quy mô tương đối lớn, Trung Dương đã
nổi bật lên bằng một phong thái mạnh mẽ, to lớn. Đóng góp công lao và
thành tựu lớn cho sự nghiệp xây dựng công nghiệp Trung Quốc thời kì đầu,
đặc biệt là việc xây dựng kinh tế tại địa phương đó. Giai đoạn phát triển
nhảy vọt năm 1958, xưởng may Trung Dương đã đẩy mạnh mở rộng
xưởng, số lượng công nhân tăng gấp đôi, từ hơn 8000 công nhân tăng vụt
lên hơn 15000 người. Ngày đó lãnh đạo tỉnh đã ra chỉ thị rõ ràng rằng,
Xưởng may Trung Dương không chỉ đứng đầu phía bắc về mặt quy mô mà
còn phải dẫn đầu về mặt tăng trưởng và số lượng con người. Vậy mà bỗng
chốc Xưởng may ấy lâm vào cảnh khó khăn đầu tiên chưa từng có trong
lịch sử. Thiếu tiền, thiếu kĩ thuật, khiến việc sản xuất hầu như tê liệt toàn
bộ và có nguy cơ sụp đổ. Cứ như vậy kéo dài ba năm, mãi sau năm 1964
khó khăn lắm mới hồi phục lại nhưng chẳng được mấy ngày thì cuộc "cách
mạng văn hóa" bắt đầu. Khắp xưởng lao xao ầm ĩ, máy móc vận hành đứt
đoạn, cho đến sau năm 1978 mới chỉnh đốn được toàn diện, kĩ thuật và máy
móc được cải tạo cũng bắt đầu khởi động, trình tự và quy mô sản xuất cũng
mới được phục hồi thực sự.