như vậy về lãnh đạo hiện tại của công ty. Và cách nghĩ đó còn khiến cụ bị
sốc nặng, khiến cụ nói chẳng thành lời.
Công ty này rốt cuộc sao thế này? Những lãnh đạo đó thật sự giống
như lời cụ Đinh nói sao?
Đứng lên phát biểu tiếp theo là Mã Đắc Thành, một cựu công nhân 67
tuổi.
Trên đầu đã điểm nhiều thứ tóc bạc, trên mặt đã hằn lên những nếp
nhăn. Trái ngược hoàn toàn với cụ Đinh Tấn Tồn, Mã Đắc Thành thật sự đã
già nua ốm yếu, đến giọng nói cũng yếu lắm rồi.
Mã Đức Thành nói, từ trước đến nay ông cũng chưa từng nghĩ đến tư
tưởng bạo loạn, ông cho biết nhà có 14 miệng ăn đều làm tại xưởng may
Trung Dương, cuộc sống quả thực không gắng gượng được nữa rồi, ông
muốn cùng đám người này lên ủy ban thành phố, Ủy ban tỉnh gặp lãnh đạo
xin chút cứu tế, xin chút việc gì cho lũ trẻ làm. Nói đến đây, không kìm nén
nổi, Mã Đức Thành bật khóc. Cho dù là khóc thành tiếng nhưng nghe vẫn
khàn khàn yếu ớt, cảm giác như thở không ra hơi, thật xót xa đau đớn. Mã
Đức Thành vừa khóc vừa nói, lãnh đạo nhà máy để chúng tôi tự kiếm lối
thoát, tự tìm biện pháp. Nhưng cả nhà chúng tôi thật đã hết cách rồi, thật sự
tìm không ra lối đi nữa rồi. Cả đời chỉ biết dựa vào cái xưởng này, tôi vào
đây khi mới 17 tuổi, nhà tôi vào đây lúc mới 25 tuổi, hai đứa con trai, hai
đứa con gái tôi cũng vào đây khi vừa tốt nghiệp cấp 2, cháu trai cháu gái tôi
cũng vào đây khi vừa rời khỏi ghế nhà trường. Cuộc đời chúng tôi đều coi
như xong rồi, qua được ngày nào hay ngày đó, bây giờ đến tiền hưu trí
cũng không có, chết sớm đi thì có phải bớt chút khó khăn vất vả cho con
cháu không, chúng tôi lại còn có thể mưu đồ gì nữa đây. Con trai, con gái
giờ cũng bốn mươi mấy tuổi rồi, lớn tuổi rồi, trách nhiệm nặng nề, sức
khỏe lại yếu, người trẻ còn không tìm được việc làm thì ai muốn thuê
chúng nó đây! Tự buôn bán lại không có tiền, có đi vay thì cũng không biết
vay ở đâu, nhìn cảnh nhà chúng tôi bây giờ ai mà dám cho chúng tôi vay