xưởng may Cát Lâm, xưởng may Tấn Hoa đều có dấu ấn của Trương Hoa
Bân, trong lịch sử sáng lập của những xưởng may này cũng đọng lại biết
bao mồ hôi tâm huyết của cậu ta. Trong ngành dệt may Trung Quốc, cậu ấy
được gọi là công thần nguyên lão danh bất hư truyền.
Kể từ khi bước chân vào nhà máy dệt may Trung Dương, cậu ấy cũng
không chuyển đi đâu nữa, suốt mấy chục năm gắn bó với nơi đây cho đến
khi về hưu. Trương Hoa Bân vốn là người Giang Tô, sinh ra tại một làng
chài, nhưng phần lớn thời gian lại sống cùng cao lương ngô sắn ở cao
nguyên hoàng thổ. Cho đến bây giờ Trương Hoa Bân cũng vẫn sống trong
khu kí túc của Công ty tập đoàn Dệt may Trung Dương, có lẽ cả đời này và
cả thế hệ con cháu của cậu ấy cũng sẽ mãi mãi gắn bó với nơi này.
Trên đường vội đến đây, nghe nói Trương Hoa Bân tham gia vụ việc
này, Lý Cao Thành cũng có định kiến và suy nghĩ về hành vi của Trương
Hoa Bân. Nói thế nào thì nói, thân là một cựu lãnh đạo, một cựu kĩ sư
trưởng với tuổi nghề mấy chục năm trong ngành may mặc, một chuyên gia
hiểu sâu về những khó khăn của doanh nghiệp, thì tuyệt đối không nên vào
hùa với công nhân gây loạn. Huống hồ chi lúc tuyển chọn ban lãnh đạo
công ty, cậu ấy lại là người phản đối nhiều hơn cả. Bây giờ vào hùa với
công nhân nổi loạn, chẳng phải làm dấy lên nghi ngờ rằng có ý trả thù hay
sao? Ngay cả khi đúng như vậy, thì nếu lãnh đạo công ty có chỗ không
đúng hoặc làm sai, cậu ấy cũng không nên đến đây để tránh bị nghi ngờ.
Cậu ấy rõ ràng hiểu những điều này, dù thế nào đi nữa thì cũng không nên
ngồi cùng hội cùng thuyền với công nhân.
Tuy nhiên, giờ đây, khi nhìn thấy cựu kĩ sư trưởng Trương Hoa Bân,
không biết vì sao mà trái tim ông đột nhiên trùng xuống. Chẳng ngờ mấy
năm không gặp, Trương Hoa Bân lại già nua đến vậy. Tóc bạc trắng, sắc
mặt tái xám, cặp mắt to tinh anh ngày xưa giờ đã mờ đục. Những phần tử
trí thức như Trương Hoa Bân vốn không thể giống như vậy được. Trong
hình dung của Lý Cao Thành, cuộc sống về già của Trương Hoa Bân phải