PHÁP Y TẦN MINH: NGƯỜI GIẢI MÃ TỬ THI - Trang 173

tay thi thể, “Ngón giữa, ngón trỏ, da thịt trên khớp xương bàn tay đều có vết
xước chảy máu. Trong những cuộc ẩu đả, thường sẽ có tổn thương do ngón
tay bị vặn đi, nhưng tổn thương này hay nằm ở bên cạnh ngón tay hoặc lòng
bàn tay, rất ít khi thấy tổn thương trên mu bàn tay. Kết hợp với vết giày,
chúng ta có thể xây dựng lại tình huống lúc đó.”

Tôi vô cùng khâm phục khả năng quan sát và liên tưởng của sư phụ. Tôi đã
hoàn toàn không để ý khi nhìn những vết thương trên bàn tay, chỉ đơn giản
chụp lại là xong, thật không ngờ sư phụ lại có thể suy đoán dựa trên những
tổn thương nhỏ như vậy.

Sư phụ nắm cánh tay của tôi, vặn ra sau lưng, vừa tái hiện vừa nói: “Khi giữ
tay thế này sẽ tạo nên tổn thương như trên thi thể, đồng thời một chân đạp
lên cẳng chân của người chết, mọi người nghĩ đây là động tác gì?”

“Bắt giữ!” Đội cảnh sát hình sự đều đã học qua động tác này, họ đồng thanh
nói.

“Đúng vậy.” Sư phụ mỉm cười, “Tôi cũng cho rằng tổn thương hình thành
khi bị bắt giữ bằng động tác chuyên nghiệp. Nếu đã từng học qua, vậy có
thể là người trong quân đội. Kết hợp với dùi cui cao su vừa nói lúc này, tôi
cảm giác hung thủ có khả năng là quân nhân giải ngũ, sau đó về làm bảo
vệ.”

Đây đều là suy đoán không có căn cứ đầy đủ, vì vậy sư phụ vẫn tương đối
bảo thủ, nói: “Nhớ là chỉ để tham khảo thôi đấy.”

“Ý ngài là một quân nhân giải ngũ cầm dùi cui cao su đi cướp tiền?” Đội
trưởng đội hình sự cũng bắt đầu suy đoán, “Hắn gặp nạn nhân trên đường,
rồi dùng dùi cui đánh ngất nạn nhân, cướp lấy số tiền kia?”

“Không phải.” Sư phụ lắc đầu, khôi phục lại vẻ mặt sắt đá, “Thứ nhất, nếu
là gặp cướp trên đường, sao còn để lại ví, cứ lấy luôn cả ví lẫn tiền không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.