PH
ẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
xx
Có thể nói, một trong những đặc trưng của Phật giáo vùng Nam
bộ là sự đa dạng, đi cùng với tính dung hợp. Do Phật giáo vùng
Nam bộ có tính nhập thế mạnh mẽ, thể hiện ở tính mở, năng động
và khai phá, nên trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo
vùng Nam bộ luôn gắn với tính thực tiễn, luôn đi đầu trong các hoạt
động Phật sự, có đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng văn hóa,
xã hội không chỉ riêng ở vùng đất Nam bộ trong các giai đoạn lịch
sử, mà còn góp phần tạo ảnh hưởng tích cực đến nhiều vùng đất
khác của tổ quốc.
Hội thảo “Phật giáo vùng Nam bộ: sự hình thành và phát
triển”
do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức nhằm làm rõ các giai đoạn
lịch sử của quá trình truyền bá, lan tỏa và phát triển của Phật
giáo vùng Nam bộ, cũng như vai trò và sự ảnh hưởng của Phật
giáo trong đời sống văn hóa, tinh thần và xã hội trong các cộng
đồng dân tộc ở vùng Nam bộ.
Đây là một Hội thảo khoa học đã thu hút số lượng bài tham luận
có quy mô lớn, phong phú về chủ đề nghiên cứu, có sự bao quát lẫn
chuyên sâu, tập trung vào 5 chủ đề chính và được xuất bản thành 5
quyển sách sau đây: (i) Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và
phát triển; (ii) Phật giáo vùng Nam bộ trong thế kỷ XX; (iii) Các
hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ; (iv) Phật giáo
Nam tông tại vùng Nam bộ; (v) Phật giáo các tỉnh và thành phố tại
vùng Nam bộ.
Hội thảo đã thu hút nhiều học giả, các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam, gồm cả nhân sĩ trí thức và Tăng, Ni, Phật tử. Dưới cái nhìn
khách quan của các nhà nghiên cứu, với những cách tiếp cận từ
nhiều phương diện khác nhau, các vấn đề cụ thể trong nghiên cứu
về Phật giáo vùng Nam bộ không chỉ được làm sáng tỏ hơn, mà còn
mang lại cái nhìn hệ thống và tổng quan hơn về Phật giáo vùng Nam bộ.
Những kết quả nghiên cứu và các ý tưởng đạt được qua hội thảo
lần này sẽ tạo nguồn cảm hứng và động lực cho các nghiên cứu