CHÙA KHMER Ở NAM BỘ
315
và thể hiện thông qua các họa tiết trang trí, các bức tượng, phù điêu,
tranh vẽ hội họa… Có ở trong chùa, tất cả các yếu tố này đều hòa
quyện vào nhau, tạo nên một vẻ đẹp vô cùng tinh tế cho ngôi chùa.
Bên cạnh việc lấy cảm hứng từ các câu chuyện về cuộc đời của Đức
Phật, chủ đề Phật giáo Nam tông để trang trí, các ngôi chùa Khmer
Nam bộ còn sử dựng chất liệu từ Bà-la-môn giáo thông qua các hình
ảnh như: rắn thần Naga, tượng thần bốn mặt Maha Prum, tượng
Krud… Điều này cho thấy quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
giữa các nền văn hóa với nhau và hơn nữa là thấy được sự dung hòa
tôn giáo trong nhận thức của người Khmer.
Về phương diện giá trị cuộc sống, chùa Khmer là đại diện cho
truyền thống và tập tục của người Khmer, chùa nói lên cái nhìn về
thẩm mỹ của họ. Chùa không những là nơi diễn ra các hoạt động
sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng Khmer, mà còn là nơi
ghi dấu và lưu trữ những giá trị văn hóa, những phong tục truyền thống
đã có từ lâu đời của tộc nguời Khmer. Qua đây có thể thấy được chùa
đối với người Khmer Nam bộ không những là nơi cho họ cảm giác bình
yên tại tâm hồn và còn mang tính thiêng liêng và giáo dục hơn cả.
Có thể nói chùa Khmer Nam bộ mang trong mình những giá trị
biểu tượng không những của một tộc nguời mà còn là cả một vùng
đất Nam bộ nơi mà tộc người đó gắn bó với bao dấu ấn trong lịch
sử hình thành và phát triển. Theo dòng chảy của lịch sử, ngôi chùa
Khmer cổ kính tại vùng đất Nam bộ vẫn tồn tại, đứng vững thể hiện
vẻ đẹp trường tồn của riêng mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), Lương Minh Hinh, Vũ Thống
Nhất & Huỳnh Công Tín. (2011), Văn hóa Khmer Nam bộ nét đẹp
trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Ngọc Huyền (2011), Những quy tắc cơ bản trong kiến trúc chùa Khơ-
Me đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí: công tác Tôn giáo số 3,
trang 32-33.