PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
332
được thành lập vào thế kỷ VII. Nguồn gốc tên tiếng Việt của chùa là
Hạnh Phúc Tăng là từ ý nghĩa tên Pali của chùa là Saṅghamaṅgala.
Từ “Saṅgha” nghĩa là hội chúng tu sĩ, từ thường dùng là “Tăng”
trong ý nghĩa Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); từ “Maṅgala” nghĩa là
sự hạnh phúc, sự an lạc, sự an vui. Như vậy cụm từ “Saṅghamaṅgala”
là chỉ cho sự hạnh phúc của chư Tăng, sự an lạc của chư Tăng, sự an
vui của chư Tăng. Tương truyền rằng ngày xưa nơi đây còn hoang vắng,
có nhiều loài thú dữ ẩn náo trú ngụ nhưng khi chư Tăng đến đây tạo trú
xứ tu học thì đoàn thể chư Tăng đều đạt sự an lạc, an vui trong tu tập
và cả tập thể Tăng chúng được hạnh phúc trong pháp hành dù vẫn còn
các con thú rừng cư ngụ, nhưng chúng không làm tổn hại đến chư Tăng
nên từ dấu ấn kì diệu đó mà trú xứ này có tên là chùa Hạnh Phúc Tăng.
B. Thời Kỳ Chân Lạp
Chùa Cần Thay
Chùa Cần Thay
8
là ngôi chùa được thành lập trong thế kỷ XVI.
Tên chùa Cần Thay được người Việt gọi trại từ âm tiếng Khmer là
Wat Tà Thiay. Từ “Wat” trong tiếng Khmer nghĩa là chùa, còn “Tà
Thiay” tên ông bà thí chủ hiến đất xây chùa. Nên theo cách gọi của
người dân trong địa phương, cứ gọi tên chùa bằng tên thí chủ cúng
dường đất xây chùa. Chùa còn có tên Khmer thứ hai là Wat Prek
Nisay. Từ “Prek Nisay” là địa danh của vùng đất này. Theo lời kể
của người xưa thì xung quanh chùa Cần Thay là kênh, sông rạch rất
thơ mộng, rất hữu tình, là nơi nhiều thanh niên thiếu nữ các nơi
đến đây vui chơi thưởng ngoạn nên người dân gọi nơi đây là Prek
Mean Nisay, nghĩa là phum srok hữu tình. Do chùa nằm trong vị trí
đó nên bà con gọi chùa theo tên phum srok. Còn tên Pali của chùa
thì hoàn toàn không liên quan tới tên Khmer và tên Việt, đó là chùa
Sirī Maṅgala. Như vậy chùa Cần Thay có 4 tên gọi, trong đó có 1 tên
Pali, 2 tên Khmer và 1 tên Việt. Đặc biệt là tên Việt nhưng không có
nghĩa Việt vì do người Việt gọi theo tiếng Khmer nhưng bị trại âm
vì vậy thành tên tiếng Việt.
8. Phỏng vấn Sư cả Thạch Sắc, trụ trì chùa Cần Thay, ấp Cần Thay, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long, (ngày 15/10/2020).