PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TỈNH TRÀ VINH
367
Phật tử người Khmer luôn giữ truyền thống từ thuở xa xưa cho
đến nay là tất cả con trai phải vào chùa tu trong một thời gian có thể
là vài tuần, vài tháng, vài năm hay suốt đời. Mục đích của việc tu
là để đền ơn báo hiếu cho ông bà cha mẹ, theo đuổi học vấn, nâng
cao trình độ tiếng nói và chữ viết Pali – Khmer, hiểu sâu giáo lý của
đạo Phật. Chính vì vậy mà ngôi chùa và chư Tăng rất gần gũi và ảnh
hưởng rất nhiều với đời sống tâm linh, tinh thần, văn hóa của người
dân Khmer.
1.3. Chữ viết Pali-Khmer
Pali và Khmer là hai ngôn ngữ khác nhau thuộc hai ngữ hệ khác
nhau. Tiếng Pali là ngôn ngữ cổ điển rất quan trọng trong Phật giáo
Nam tông tại tỉnh Trà Vinh. Trong khi Khmer là một ngôn ngữ sống
được người Khmer sử dụng trong tất cả các lĩnh vực. Pali là một
ngôn ngữ Trung Ấn trong ngữ hệ Ấn Âu còn tiếng Khmer là thành
viên của ngữ hệ Nam Á. Nói về vấn đề dạy và học chữ viết Khmer,
từ nhiều nguồn tài liệu cho thấy chữ Khmer không được giảng dạy
chính thức qua nhiều thế kỷ. Việc dạy và học chữ Khmer được tổ
chức tại chùa và các vị sư trong chùa tu trước và đã học chữ Khmer
là những vị giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy cho những vị tu
sau. Ngoài việc học chữ Khmer các vị sư còn phải học chữ Pali để
am hiểu về Kinh, Luật và giáo lý của đạo Phật. Từ đó lớp học Pali-
Khmer được hình thành tại các ngôi chùa để giảng dạy cho các vị
sư, về sau được mở rộng cho các Phật tử, những người muốn giữ
gìn tiếng nói và chữ viết Khmer và muốn am hiểu sâu hơn về giáo
lý đạo Phật.
2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỚP HỌC PALI-KHMER
TẠI CÁC TỰ VIỆN
2.1. Niên đại hình thành của một số tự viện tiêu biểu
Hiện nay trên toàn tỉnh Trà Vinh có tổng cộng 143 chùa Nam
tông Khmer có kiến trúc độc đáo với niên đại hình thành khác
nhau. Có những chùa được xây dựng từ rất lâu thuộc niên đại Phù
Nam như chùa Sambuarangsay thuộc huyện Cầu Kè PL 916/ DL