KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM
35
theo tư cách Hội đoàn (sau năm 1963 Đạo dụ số 10 này không áp
dụng cho Phật giáo nữa).
- Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
đã họp phiên thứ nhất suy cử HT. Hộ Tông là Tăng thống hoạt động
theo Điều lệ Nội quy của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.
Tôn chỉ của “Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam” là:
“Hành đạo đúng theo chánh pháp đức Phật Thích Ca có Tam y
quả bát giữ đúng Giới luật”.
Trụ sở đặt tại chùa Kỳ Viên, 610 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già phải là người có quốc tịch
Việt Nam, thông thuộc tiếng Việt.
Kinh văn đọc tụng phải là tiếng Việt, tiếng Pali.
7. HOẠT ĐỘNGCỦA BAN CHƯỞNG QUẢN GIÁO HỘI TĂNG GIÀ
NGUYÊN THỦY VIỆT NAM
Ban Chưởng quản Giáo hội đã thành lập một số ban và các tỉnh
Hội như: Ban Giám luật; Giáo dục; Nghi lễ; Thiền định; Hoằng
pháp; Phiên dịch, ấn tống Kinh sách.
Về Nghi lễ: Phật giáo Nguyên thủy Nam tông Việt Nam có chung
nghi lễ như các tổ chức Phật giáo Nam tông khác trên thế giới như:
1. Rằm tháng giêng
2. Rằm tháng 4 Tam hợp
3. Rằm tháng 7 Sám hối
4. Rằm tháng 6 Vào hạ
5. Rằm tháng 9 Ra hạ
6. Từ Rằm tháng 9- 10 Dâng y Kathina
7. Lễ Quy y
8. Lễ Bố tát
9. Lễ Cầu an cầu siêu
10. Lễ trai tăng.