Sức mạnh của những động lực vô hình
Con người được tạo hóa ban tặng một quyền năng mạnh mẽ nhất, đó
là lý trí. Con người luôn hành động theo lý trí, mất lý trí đồng nghĩa với
việc chúng ta không còn là con người theo đúng nghĩa. Kinh tế học truyền
thống cũng dựa trên một giả định hết sức cơ bản : hành vi của một cá nhân,
một doanh nghiệp là duy lý.
Thực tế có hoàn toàn như vậy không? Phi lý trí của Dan Ariely cho
chúng ta một câu trả lời bất ngờ : chúng ta đôi khi phí lý trí hơn chúng ta
tưởng, thậm chí là thường xuyên phi lý trí và phi lý trí có hệ thống.
Với hàng chục các thí nghiệm và ví dụ kỳ lạ, giáo sư kinh tế học hành
vi của Học viện công nghệ Massachusettes (MIT) đã dẫn dắt người đọc vào
một thế giới, nơi sự phi lý trí ngự trị thường xuyên. Hãy thử nghe một ví dụ
của ông :
“Giả sử, bạn có hai việc cần phải làm là mua một cây bút mới và mua
một bộ comlê để đi làm. Tại cửa hàng văn phòng phẩm, bạn tìm thấy một
chiếc bút rất đẹp với giá 25$. Nhưng khi chuẩn bị mua chiếc bút đó thì bạn
nhớ ra rằng chiếc bút này chỉ có giá 18$ ở một cửa hàng cách đó khoảng 15
phút đi bộ. Bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người khi gặp tình huống khó xử
này đều quyết định đi bộ để tiết kiệm 7$.
Đối với công việc thứ hai : mua một bộ comlê. Bạn tìm thấy một bộ
comlê sọc nhỏ màu xám rất sang trọng với giá 455$ và quyết định mua nó.
Nhưng ngay lúc ấy, một khách hàng khác mách bạn rằng cũng bộ comlê
như vậy giá chỉ có 448$ ở một cửa hàng khác cách 15 phút đi bộ. Bạn có
chọn đi bộ 15 phút để tiết kiệm 7$ không? Trong trường hợp này, hầu hết
mọi người đều quyết định sẽ không đi.
Vậy điều gì đang diễn ra? Đây chính là vấn đề của tính tương đối.
Chúng ta xem xét quyết định của mình trong mối tương quan và sự so sánh
với một phương án khác. Thực tế, trong cả hai tình huống trên chúng ta đều
tiết kiệm được 7$. Nếu tính toán có lý trí, chúng ta sẽ xử lý chúng như