Vụ kháng thuế (sđd) trang 371. Và Phan châu Trinh ghi thêm về :
Chứng thực nguyên nhân cuộc khởi biến là bởi việc xin xâu mà ra…
Năm 1908, dân biến bắt đầu phát ra ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, mà dân Đại Lộc lại thiệt
vì việc làm xâu gây ra biến.
Năm ấy, vào hạ tuần tháng giêng âm lịch, viên tri huyện Đại Lộc nhân việc xâu mà sách nhiễu
tiền, lại tăng khống số dân lên quá số thiệt trong xã, dân các xã không chịu nổi (nguyên kháng
trước đó, viên huyện vì nhiễu dân, bị dân các xã kiện tại tòa Công sứ ; tòa sứ xử viên ấy không
lỗi, nên nay viên huyện nhân đó ỷ thế, lấy việc bắt xâu mà báo thù. Vì sự khiêu khích đó nên
sinh ra biến. Đó là cái nguyên nhân đầu đã sinh ra cái nguyên nhân này vậy), dân các xã rủ
nhau họp, tính việc đi kiện lần nữa, viên huyện ấy biết, lại đi báo vu trước với Tòa Sứ rằng : xã
dân nổi loạn (…) xã dân nghe tin tới Tòa Sứ biện bạch và chỉ trích cái tệ quan huyện sách
nhiễu. Ban đầu, quan sứ còn bênh vực quan huyện, đến khi thấy nhân dân tới đông lần, đồng
thanh kêu oan, thì biết không xong, nên lập tức cách đuổi viên Huyện nọ (…) làng nào bị khổ
về việc làm xâu cho Quan cũng tranh nhau đến tòa sứ mà kêu.
Người nhóm đã nhiều, thì sự tuyên truyền cũng lắm, hoặc nói Quan sứ đã giảm thuế. Dân dốt
không biết, nghe bậy truyền bạ, rủ nhau đến càng ngày càng nhiều. (TKDB trang 2)
Ông Phan châu Trinh còn dẫn ra một số chứng cớ khác để biện minh đó là vụ xin xâu, không
phải kháng thuế… nhưng rồi cuối cùng, hễ có xin xâu, tất có xin thuế nhất là khi nghe Công sứ
đã giảm thuế. Chính ở Quảng Nam, ai cũng gọi dân biến 1908 là cúp tóc xin xâu, thì tôi đoán
có lẽ tiên khởi là xin xâu mà chữ xâu đọc hơi giống như sưu nên người ta cũng đọc xin sưu (xin
thuế) lẫn lộn (hay chính vì xin sưu rồi đọc lộn ra xin xâu ?). Nhưng dù thế nào, nó cũng đã biến
thành vụ Dân biến kháng thuế, không còn ai biết tới xin xâu nữa. Cũng vì dựa trên tài liệu này,
tôi có viết bài « Theo dõi sự phát xuất và phát triển của một câu ca dao » (VHNS số 3, 4 năm
1967) nên nặng về xin xâu hơn kháng thuế là vì vậy.