nhau sẽ có những thủ tục khác nhau trong quá trình huy động vốn và phân
phối thu nhập.
4. Hình thức doanh nghiệp. Ngoài những khó khăn trong việc lựa chọn một
hình thức tổ chức doanh nghiệp hợp pháp cho công ty của bạn, bạn sẽ còn
phải đối mặt với các lựa chọn khác nhau cho hình thức tổ chức của công ty
mình. Ứng với mỗi hình thức khác nhau sẽ có những mức thuế suất, nghĩa
vụ và đối tác khác nhau áp dụng cho doanh nghiệp. Các điều kiện thành lập
công ty ở một bang (hay một nước) có thể sẽ không được chấp nhận tại địa
phương khác (hay đất nước khác).
3. Các quyết định của người ngoài cuộc. Khi thành lập một công ty mới, có
những điều bạn không quyết định lại có tác
động trực tiếp tới bạn. Pháp luật luôn có quy định rất đầy đủ cho tất cả các
công ty. Song những văn bản này đều “không biết nói”. Vì vậy, nhiều khi
bạn là chủ thể của những điều luật mà bạn không hề biết đến sự tồn tại của
chúng.
2. Thuế. Những mô hình công ty khác nhau sẽ có được những thuận lợi và
khó khăn khác nhau liên quan tới thuế. Nhưng điều quan trọng hơn cả đối
với một công ty mới là giới hạn trách nhiệm.
1. Giới hạn trách nhiệm. Các hình thức công ty khác nhau sẽ có những rủi
ro và ưu điểm khác nhau dành cho chủ sở hữu (hay nhà đầu tư). Khi hình
thức của một công ty có thể tối thiểu hóa trách nhiệm cá nhân của bạn thì
cũng không nên bỏ qua nó. Trách nhiệm cá nhân có nghĩa là bạn phải gắn
rủi ro của công ty với tất cả tài sản của mình (như phải sử dụng tài sản cá
nhân để thế chấp khi vay tiền ngân hàng). Một luật sư có thể giúp bạn tối
thiểu hóa rủi ro công ty của bạn sẽ làm tổn hại đến tình hình kinh tế của bạn
và gia đình.