Hãy thư giãn nhé! Có thể sau khi đọc chương này bạn sẽ nhận thấy rằng
mình chưa biết nhiều về kinh doanh nhượng quyền và những người phụ nữ
đang thực hiện công việc đó. Bạn có biết kinh doanh nhượng quyền tồn tại
trong rất nhiều ngành như quảng cáo, đấu giá, sửa chữa nhà cửa, tư vấn
kinh doanh, dạy học, viễn thông và thậm chí là cả môi giới kinh doanh
không? Bạn có biết 74% dân Mỹ mua hàng hoá thông qua hệ thống bán
hàng đa cấp và ngành kinh doanh đạt doanh thu 97 tỉ đôla trên toàn thế
giới. Bạn có biết 80% chủ doanh nghiệp bán hàng đa cấp đó là phụ nữ? Bạn
đã bao giờ tính đến việc mua một thương hiệu hay tham gia vào hệ thống
bán hàng đa cấp trước khi mở công ty riêng hay chưa?
Chương này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về kinh doanh nhượng
quyền và bán hàng đa cấp, bao gồm: định nghĩa, phân loại và những câu
chuyện về những người phụ nữ làm giàu từ các cửa hàng nhượng quyền
thương mại và bán hàng đa cấp.
Nhượng quyền thương mại cơ bản
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét một số yếu tố căn bản cấu thành
nên những hình thức đa dạng của kinh doanh nhượng quyền.
• Định nghĩa: Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, “kinh doanh nhượng
quyền là một hình thức phân phối sản phẩm và dịch vụ trong đó có ít nhất
hai bên tham gia vào hệ thống nhượng quyền là: (1) bên nhượng quyền
(franchisor), người bán thương hiệu, nhãn hiệu hay một qui trình kinh
doanh; và (2) bên mua quyền (franchisee) - người phải trả phí bản quyền và
thường cộng thêm một mức phí ban đầu để có quyền kinh doanh với qui
trình và nhãn hiệu của bên nhượng quyền.
• Các hình thức nhượng quyền: Có hai loại chính là nhượng quyền phân
phối hàng hoá và nhượng quyền hình thức kinh doanh. Nhượng quyền phân
phối hàng hoá chỉ đơn giản là bán quyền sử dụng thương hiệu để phân phối
sản phẩm, nó thể hiện mối quan hệ giữa người cung cấp và người bán hàng