Vào cuối ngày, cô vẫn còn thiếu 39.000 trong tổng số 40.000 cổ phiếu.
Trong khi nó đã bùng nổ từ 30 đến 80, mà cô vẫn thiên về xu hướng giảm
dựa trên phân tích cơ bản. Cô đã làm gì trong tình huống đó? Cô quyết định
giữ nguyên vị thế này vì cho rằng giá như vậy là quá cao, hay cô mua lại
toàn bộ vì lý do quản trị tiền bạc?
Đây là một tình huống độc đáo. Tôi chưa bao giờ gặp phải một cổ phiếu
tăng mạnh khiến tôi bất lợi như vậy. Tôi cũng chưa bao giờ bán khống cổ
phiếu Internet. Là một người thực tế, lúc đầu tôi chỉ cố gắng thu thập thông
tin. Tôi đã kiểm tra tất cả các công ty làm ngân hàng trực tuyến để xem họ
sử dụng phần mềm loại nào, và phát hiện ra cái tên Sanchez chưa bao giờ
được nhắc tới.
Ngày hôm sau, cổ phiếu này giảm 15 đô-la. Tôi nghĩ rằng nó sẽ ngoi lên
thêm lần nữa, vì các trường hợp này thường kéo dài hơn một ngày. Tôi mua
trả đủ vị thế để đưa tỷ lệ về 2,5% trong danh mục đầu tư. Bởi vì khi giá
tăng, nó đã lên đến 7% danh mục đầu tư, và tôi không thể cho phép chuyện
đó xảy ra. Sau đó, cổ phiếu này xuống thêm nữa. Vào thời điểm nó xuống
đến 50, tôi đã giảm vị thế bán khống của tôi xuống còn có 5.000 cổ phiếu.
Cô cảm thấy như thế nào trước toàn bộ trải nghiệm này?
Tôi gần như bị sốc vì tôi cảm thấy hoàn toàn mất kiểm soát. Trước kia tôi
chưa bao giờ trải qua việc như thế này. Hầu hết mọi người sợ bán khống vì
họ nghĩ rằng rủi ro là không giới hạn. Nhưng điều đó cũng không làm tôi
phiền. Tôi thấy mình khá tuân thủ kỷ luật. Tôi luôn nghĩ mình xử lý tốt rủi
ro và tôi có thể thoát ra khỏi vị thế bán khống trước khi nó gây ra quá nhiều
thiệt hại. Nhưng trong trường hợp này, cổ phiếu tăng gần gấp ba trong một
ngày, nên tôi không biết phải làm gì. Tôi bị tê liệt hoàn toàn.
Tôi bị ám ảnh bởi một ý nghĩ khủng khiếp: Điều tương tự có thể xảy ra với
các cổ phiếu khác trong danh mục đầu tư của tôi hay không? Tôi bắt đầu lo
lắng không biết trong số các cổ phiếu bán khống của tôi công ty nào tiếp