Đúng, nhưng còn một điều kiện quan trọng nữa: Tôi sẽ không bán khống
một cổ phiếu đang tăng vọt. Cổ phiếu mà tôi bán phải có những dấu hiệu
suy yếu hoặc ít nhất là chững giá.
Cô có thể cho tôi một ví dụ về vụ bán khống tiêu biểu không?
Network Associates là một cổ phiếu mà tôi thỉnh thoảng vẫn bán khống
trong hai năm qua. Công ty này che giấu chi phí hoạt động tăng lên bằng
cách kê chi phí khủng mỗi quý cho việc phát triển, nghiên cứu về thâu tóm
sáp nhập. Còn những chi phí khác thì cho vào mục chi trả một lần. Cuối
cùng SEC bắt họ thay đổi quy trình kế toán để đưa các chi phí vào mục chi
trả dần theo thời gian thay vì chi trả một lần. Sau khi SEC vào cuộc, vị chủ
tịch hội đồng quản trị xuất hiện và nói đại ý: “Chỉ là vấn đề kế toán thôi.
Chúng tôi không quan tâm nhiều đến kế toán.” Ông còn đưa ra những phát
biểu chửi rủa những người bán khống, và nói rằng họ sẽ bị chôn sống.
Khi một công ty đổ lỗi cho những người bán khống về sự sụt giảm giá cổ
phiếu, nghĩa là có điều gì đó đáng báo động. Cách trả thù tốt nhất của công
ty đối với những người bán khống đơn giản chỉ là những con số báo cáo
thật tốt. Những công ty tử tế sẽ không bao giờ để ý đến những người bán
khống. “Cổ phiếu của chúng tôi đã giảm do bán khống.” Cho tôi xin đi. Có
lẽ chúng tôi chỉ đại diện cho khoảng một tỷ đô-la so với 9.000 tỷ ở phía
trường vị mà thôi.
Sản phẩm hay dịch vụ của Network Associates là gì?
Sản phẩm chính của họ là một phần mềm chống virus, một mặt hàng lợi
nhuận thấp mà giá cả thì cứ xuống dần. Họ cũng đã mua lại một số công ty
sản xuất các sản phẩm tương tự và thường phải trả một khoản tiền lớn. Các
công ty mà họ đang mua chính là những công ty mà tôi giữ thế đoản vị. Tôi
cũng buồn vì khi họ mua lại các công ty này, tôi không thể bán khống được
nữa. Có thời điểm, họ đã đại hạ giá sản phẩm chống virus của họ. Tất cả
những gì bạn phải làm là nhìn vào các quảng cáo Comp USA. Sau khi điều