định rằng chiến lược này kiếm được tiền. Dù sao đi nữa tôi nhận thấy rằng
chỉ số tick càng âm bao nhiêu, thị trường càng bật lại dữ dội, và càng
dương thì thị trường bán tháo càng mạnh. Đó là ý tưởng của tôi về chỉ số
tick lũy kế. Tôi chưa bao giờ thấy chỉ số này bị sai lệch, nhưng bạn cần
phải có thần kinh thép để giao dịch theo nó bởi thị trường luôn ở trong
trạng thái hoảng loạn – thường do những bài viết cực đoan về những sự
kiện bên ngoài.
Tôi biết rằng chỉ số tick lũy kế của ông là một phương pháp độc quyền,
nhưng ông có thể cho tôi biết đôi chút về nó không?
Việc tính toán phải bỏ qua các khoảng thời gian khi chỉ số tick nằm trong
phạm vi trung lập, mà theo định nghĩa của tôi là từ khoảng -400 đến +400.
Khi chỉ số tick vượt quá các ngưỡng này, số liệu sẽ được ghi lại tại khoảng
thời gian nhất định và thêm vào bảng lũy kế theo chiều dọc. Khi tổng số
này ít hơn bách phân vị thứ 5, nó báo hiệu một tình trạng bán vượt mức [cơ
hội mua vào], và khi nó trên bách phân vị thứ 95, nó báo hiệu một tình
trạng mua vượt mức [cơ hội bán ra].
Ông mất bao lâu để kiếm lại được 350.000 đô-la thua lỗ, hậu quả của
vụ Cities Service để lại?
Năm năm kể từ thời điểm tôi thực hiện giao dịch Cities Service, tức là ba
năm sau khi tôi giao dịch trở lại. Năm khấm khá nhất là năm 1987. Khi tôi
nói như vậy, mọi người thường đinh ninh rằng hẳn tôi phải bán khống trong
vụ thị trường sụp đổ hồi tháng Mười, nhưng thật ra tôi kiếm được phần lớn
tiền từ thị trường giá lên vào đầu năm đó.
Vào thời điểm đó tôi chưa giao dịch theo ngày. Tháng Năm năm 1987 tôi
đã nhìn thấy hiện tượng mà tôi cho là cơ hội lớn để mua vào quyền chọn
mua chỉ số chứng khoán. Có hai yếu tố hội tụ: chỉ số tick lũy kế, và sự sụt
giảm biến động đã làm cho giá trị quyền chọn rất rẻ. Ông tôi thường nói với
tôi, “Mua của kẻ chán, bán cho kẻ thèm.” Tôi dành 55.000 đô-la để mua lại