Nếu là người học theo phương thức nghe, bạn hãy đợi sau khi hội thảo
kết thúc, lập bản đồ tư duy về những thông tin bạn học được (xem chương
7), sử dụng màu sắc, biểu tượng và đồ họa sinh động. Giống như những
người tư duy theo phương thức nhìn, bạn có thể phát triển chế độ tư duy
theo phương thức động lực bằng cách diễn tả những khái niệm cơ bản bằng
những cử động của cơ thể, hoặc xây dựng một mô hình miêu tả nếu thấy
phù hợp.
Nếu là người học theo phương thức động lực, bạn cũng có thể lập đồ
thị tư duy về những vật và vẽ tranh về chúng (những người học theo
phương thức này rất thích vẽ) để phát triển khả năng trực quan. Sau đó hãy
giới thiệu những bức tranh này, thay đổi cường độ và âm độ để nhấn mạnh
phần quan trọng. Cố gắng nói theo nhịp điệu.
Bạn nên nhớ rằng, không một phương pháp tư duy đơn lẻ nào là tốt
hơn hay tồi hơn những phương thức còn lại, mà chúng có những hiệu quả
nhất định. Vấn đề là bạn phải biết được phương thức nào có hiệu quả nhất
đối với bạn, đồng thời cũng phải chú trọng phát triển các phương thức
khác.
Tôi biết, tôi biết
Điền vào ô trống nếu bạn thấy hiểu khái niệm:
o Tôi biết mình có phương pháp học tập của riêng tôi.
o Tôi biết, phương thức học ưa thích của tôi là ____________________
(nhìn, nghe, động lực).
o Tôi biết mình là người tư duy theo phương thức ____________________
(cụ thể liên tục, trừu tượng liên tục, trừu tượng ngẫu nhiên hoặc cụ thể
ngẫu nhiên).
o Tôi biết mình đoán được phương pháp học của người khác ở mức độ nào.
o Tôi biết các họat động để cân bằng các phương thức học tập và tư duy. o
Tôi biết cách tận dụng phương pháp tư duy hiệu quả nhất của mình.