7.6. Một số điều nhỏ khác
Để tổng hợp thông tin của các cuốn sách văn xuôi viết về các sự kiện
có thật, các nhánh có thể trùng với tiêu đề các chương. Các tiêu đề nhỏ
trong các chương có thể đưa vào các nhánh nhỏ. Nếu bạn cũng giống tôi,
bạn đọc cuốn sách đó với hy vọng học được một số thông tin mới. Hãy xem
qua cuốn sách trước khi bạn đọc, lập bản đồ tư duy mà bạn muốn học, sau
đó điền thêm các nhánh trong quá trình đọc.
Nếu bạn cảm thấy mất phương hướng ghi chép, ví như trong việc lập kế
họach cho một cuộc họp như đã nói ở trên, hãy đặt cuộc họp đã được lập kế
họach vào giữa và đánh số mỗi nhánh bằng tên của một người sẽ báo cáo
trong cuộc họp. Sau đó, mỗi báo cáo lại có thể kéo ra những nhánh khác.
Một số người thích trang trí lại bản đồ tư duy như một sự duyệt lại.
Duyệt lại thông tin nghe được trong vòng 24 giờ là việc làm cần thiết giúp
họ ghi nhớ tốt hơn. Những người khác thích ghi chép dưới các hình thức
khác nhau trong khi nghe giảng hoặc nghe bài phát biểu, sau đó mới lập
bản đồ tư duy. Tôi có một anh bạn làm cảnh sát. Anh thường ghi chép bằng
phương pháp lập bản đồ tư duy khi phỏng vấn nhân chứng, sau đó sử dụng
những ghi chép này để điền vào bản có sẵn mà cơ quan yêu cầu.
Lập bản đồ tư duy theo chiều ngang sẽ ghi chép được nhiều hơn, ví dụ ở
bài phát biểu dưới đây:
Lập bản đồ tư duy cũng là một phương pháp ghi chép rất phù hợp cho
các báo cáo hoặc bài viết chuyên đề, mặc dù bạn có thể phải sử dụng nhiều
bản đồ với nhiều chi tiết khác nhau. Tôi thậm chí còn sử dụng bản đồ tư
duy để ghi chép thư và cuộc nói chuyện điện thọai, để giúp mình không
quên những chi tiết quan trọng.
Để có cách nhìn một cách tổng thể về lập bản đồ tư duy và những ứng
dụng của nó trong việc ghi chép, mời các bạn đón đọc bộ sách của Joy
Wycoff với tiêu đề Lập bản đồ tư duy: Hướng dẫn khai thác những sáng tạo