8.3. Diễn tả chứ không kể chuyện
Hãy suy nghĩ về những bài viết thực sự lôi cuốn bạn – những đoạn mở
đầu trong một cuốn tiểu thuyết bí mật, một bức thư rất riêng tư hay một bài
luận chính trị ấn tượng. Tại sao chúng lại hấp dẫn như vậy? Bất kể thể loại
bài viết là gì, lý do khiến bạn có ấn tượng như vậy là vì từ ngữ trong bài đã
tạo nên những hình ảnh sống động và tình cảm trong lòng bạn.
Chẳng hạn, nếu bạn đang đọc một bức thư kêu gọi lòng từ thiện, bạn
sẽ muốn với lấy sổ séc của mình hơn là nói: “Ở châu Phi đang có nạn đói”,
bức thư mô tả chi tiết nạn đói đó ảnh hưởng như thế nào với những trẻ nhỏ
bất hạnh, không sự giúp đỡ, đang đói gần chết.
Sự mô tả sinh động là công cụ hữu hiệu đối với người viết. khi bạn
học cách viết theo thể loại miêu tả, bạn có thể phát triển những hình ảnh rõ
ràng trong tâm trí người đọc. bạn sẽ chuyển những lời trình bày khô khan
về hiện thực thành những câu có minh họa hấp dẫn. mọi người sẽ không chỉ
đọc và hiểu mà họ còn liên hệ và phản ứng.
Một trong những cách tốt nhất để làm được việc đó gọi là “diễn tả chứ
không kể chuyện”. Tác giả của phương pháp biến những “câu kể” thành
những “đoạn diễn tả” này là ông Rebekah Caplan.
Ta xem xét câu này: “Đó là một ngày đẹp trời”. Câu này không có gì
sai; ngữ pháp rất đúng. Tuy nhiên, nó thiếu những nét riêng để làm cho sự
miêu tả trở nên sinh động. Chính xác “đẹp” có nghĩa là gì? Có thể ý tưởng
của người viết về cái đẹp ở nơi đây hơi khác với bạn. và thời gian ta đang
nói đến ở đây là thời điểm nào trong ngày? Ngày nào trong tuần? Nếu đó là
thứ Bảy, bạn có thể thấy nó khác với ngày thứ Ba. Tóm lại, sau khi bạn đọc
câu này, có thể có một hình ảnh hình thành trong óc bạn, hình ảnh đó thậm
chí không có gì gần với cả những gì người viết định nói lên. Vậy thì, câu
“Đó là một ngày đẹp trời” thật ngớ ngẩn và tẻ nhạt.
Nếu câu kể này được chuyển thành một đoạn diễn tả như: “Sáng thứ Bảy,
khi cô mở cửa sổ, ánh nắng ban mai ùa vào, khí trời thật”