PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP SIÊU TỐC - Trang 212

11.3. Đặt nền móng

Mọi nỗ lực sáng tạo nhất - từ việc đột phá vào các lý thuyết của

Einstein, đến chiến dịch quảng cáo lớn, hay chương trình tự cải tiến đầy
tham vọng - đều phải có một nền tảng vững chắc. Đây là cách thức bạn lập
nên nền tảng đó.

Bạn bắt đầu với những kiến thức của mình và của người khác, và xây

dựng từ đó. Khi xác định được mục tiêu, sử dụng phần não trái mang tính
logic và tính phương pháp để lập ra một bản đồ định hướng cho não phải
trong quá trình ấp ủ và khai trí sau đó. Tuy việc nghiên cứu được coi là
họat động sáng tạo để bảo đảm thành công cho nỗ lực của bạn, nhưng chắc
chắn phải nghiên cứu kỹ.

Hãy thu thập các sách và bài báo nói viết về đề tài của bạn, sau đó đọc

và chắt lọc. Tìm đến các chuyên gia về chủ đề đó và trao đổi với họ. Tìm
hiểu kỹ những lợi ích khi có được giải pháp và mục tiêu, cũng như những
trở ngại khi thực hiện mục tiêu. Sau đó trình bày vấn đề hoặc mục tiêu của
bạn bằng ngôn ngữ rõ ràng và chi tiết. Ở bước này hãy luôn tự nhủ:

Mình là người rất có khả năng thực hiện!

Hãy tin rằng bạn có khả năng tìm ra giải pháp. Các nghiên cứu đã

chứng minh con người có xu hướng chấp nhận sự tồn tại của vấn đề nếu tin
rằng họ có khả năng tìm được giải pháp. Việc chấp nhận sự tồn tại của vấn
đề chính là bước đầu tiên để giải quyết được vấn đề.

Khi mọi sự việc đã tồn tại, bạn bước vào giai đoạn ấp ủ hay “trầm

ngâm”- lướt qua các sự việc một cách ngẫu nhiên và chậm rãi trong đầu.
Đây là giai đoạn làm việc của não phải nhưng mọi người thường cắt xen,
rút ngắn, chỉ vì nhầm lẫn với việc “không làm gì”. Vì sống trong xã hội của
não trái trong đó cho phép “không làm gì”,nên nhà phê bình trong bạn đã
lên tiếng quở trách, thúc giục hành động, điều đó đã dập tắt óc sáng tạo của
bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.