PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP SIÊU TỐC - Trang 216

11.6. Những thay đổi của hệ biến hoá, hay
“những nấc thang thay đổi”

Tư duy sáng tạo không phải là vấn đề làm việc chăm chỉ hơn, mà là

vấn đề tư duy theo kiểu khác. Nhiều khi, nó liên quan đến một hiện tượng
tư duy ngoài lề gọi là sự thay đổi của hệ biến hoá. (Bạn có nhớ khái niệm
“nấc thang thay đổi” trong cách tư duy ngoài lề không?

Hệ tư tưởng là tập hợp những quy tắc ta dùng để đánh giá thông tin và

đưa thông tin vào cuộc sống. Mỗi người đều có hệ tư tưởng riêng dựa trên
kinh nghiệm của mình. Hệ tư tưởng này rất có ích theo nhiều cách khác
nhau. Nhưng nó cũng có thể có những hạn chế. Nó có thể che khuất cơ hội
khiến bạn không nhìn thấy, đơn giản vì hệ thống quan điểm đánh giá (frame
of reference) của bạn không thừa nhận sự tồn tại của cơ hội.

Một ví dụ nổi bật là việc người Thụy Sĩ mất đi vị trí đứng đầu thế giới

về sản xuất đồng hồ chỉ trong một thập kỷ. Một nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã
sáng chế ra loại đồng hồ Quartz, nhưng ý tưởng của ông bị nhà sản xuất
đồng hồ nơi ông làm việc phản đối với lý do “đồng hồ chưa bao giờ chế tạo
theo cách đó”.

Như vậy, người Thụy Sĩ đã không thấy được lợi ích của khái niệm mới

này, thậm chí họ còn không quan tâm đến cấp bằng sáng chế cho những ý
tưởng mới. Nhà nghiên cứu đã đưa chiếc đồng hồ Quartz của ông đến một
triển lãm thương mại cách đó không lâu, tại đây chiếc đồng hồ được hãng
Seiko and Texas Instruments phát hiện. Họ không có hệ tư tưởng hạn chế
như người Thụy Sĩ nên đã nhanh chóng sản xuất loại đồng hồ này.

Sống trong một hệ tư tưởng giống như việc lúc nào cũng chỉ nhìn qua một
ô cửa sổ và thấy phần nhỏ thế giới bên ngoài. Qua một ô cửa sổ ta có thể đi
hết cuộc đời một cách bình thản. Xét cho cùng, có một ô cửa vẫn tốt hơn
không có ô nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.