6.2. Bạn xử lý thông tin bằng cách nào?
Hệ thống nhận biết V-A-K (nhìn, nghe, động lực) sẽ phân biệt phương
pháp tiếp thu thông tin. Để xác định được phương pháp tiếp thu vượt trội
của bộ não hay phương pháp xử lý thông tin, chúng ta sử dụng một mô hình
do Anthony Georoge, giáo sư chuyên nghiên cứu về chương trình giảng
dạy và giáo dục ở trường đại học Connecticut, là người đầu tiên phát triển
mô hình này. Những nghiên cứu đã được kiểm chứng của ông đã giúp ông
xác định được 2 khả năng vượt trội của bộ não. Đó là:
• Nhận thức một cách trừu tượng và cụ thể.
• Khả năng sắp xếp liên tục (theo tuyến tính) và ngẫu nhiên (phi tuyến
tính).
Hai khả năng này có thể được gắn liền với 4 hành vi nắm bắt mà
chúng ta gọi là phương pháp tư duy. Gregore gọi những phương pháp này
là cụ thể liên tục, trừu tượng liên tục, cụ thể ngẫu nhiên, trừu tượng ngẫu
nhiên. Những người thuộc cả 2 phạm trù “liên tục” có xu hướng thiên về
não trái, trong khi những người tư duy “ngẫu nhiên” thì não phải chiếm ưu
thế.
Khi xác định các phương thức V-A-K, không phải tất cả mọi người
đều phân loại phương thức học tập của mình theo các loại như trên. Thậm
chí nhiều người trong chúng ta thích một phương thức hơn 2 phương thức
còn lại. Hiểu được phương pháp chiếm ưu thế của mình sẽ cho phép bạn
làm việc với nó và xác định được cách thức để sử dụng cân bằng các
phương thức.
Thử hình dung nếu bạn có khả năng kiểm soát cách bạn phản ứng
trước tình huống và giải quyết vấn đề bằng cách chọn một giải pháp hiệu
quả nhất cho một hoàn cảnh cụ thể thì bạn sẽ thành công như thế nào? Hay
nói cách khác, bạn sẽ đạt được những gì nếu bạn hành động đúng trong hầu