Chúng ta có thể tưởng tượng toàn bộ quá trình, Pha tắc nghẽn đặt cảnh cho hành động giá sau đó được
khối lượng hỗ trợ, điểm Pivot làm nổi bật cuộc hành trình giống ánh đèn ở bên cạnh đường chúng ta có
cái nhìn rõ về nơi ta đang ở và tự tin giữ vị thế đã được thiết lập trên thị trường.
Cuối cùng chúng ta nhìn thấy một điểm Pivot cao thấp hơn, hoặc gần mới mức của điểm Pivot trước đó
có lẽ thị trường đang di chuyển đến vùng tắc nghẽn thứ cấp với điểm Pivot thấp tiếp theo nếu tương tự
với mức thấp trước đó chúng ta đang ở pha tắc nghẽn thứ 2, chúng ta đang tìm kiếm xác nhận ở những
điểm Pivot tiếp theo và cuối cùng là một cú breakout. Một lần nữa đây là một xu hướng đảo chiều hay
chỉ là một điểm tạm dừng. Nếu giá phá vỡ theo hướng giảm và trend đảo ngược chúng ta thoát vị thế.
Nếu xu hướng tạm dừng và giá lại tiếp tục phá vỡ cao hơn chúng ta giữ vị thế của mình và tiếp tục xây
dựng đường xu hướng một lần nữa.
Đương nhiên đây là giao dịch giống như sách giáo khoa, thực tế giao dịch hiếm khi nào giống như trong
sách. Đôi khi những điểm Pivot không xuất hiện, Pivot thấp cũng có thể tương tự không xuất hiện. Tại
thời điểm này chúng ta đưa ra quyết định liệu xu hướng có như mong đợi, và đây là tín hiệu cảnh báo xu
hướng không có động lượng được duy trì. Nhìn chung giá di chuyển khỏi khu vực tắc nghẽn được hỗ trợ
bởi khối lượng, người mua, người bán di chuyển ra vào để tạo ra những điểm Pivot. Nếu những điều này
bị thiếu, thị trường tăng cao hơn nhưng khối lượng lại thấp hơn trung bình thì đây là xu hướng thiếu đà
(momentum). Chúng ta tìm manh mối sau đó chờ hành động giá xác nhận mở ra, nếu không theo một
mẫu Logic thị trường có khả năng yếu hoặc đơn giản trở thành vùng tắc nghẽn ở mức giá cao hơn chút.