này, trong khi các bạn đồng trang lứa đang chiến đấu
ngoài mặt trận với bọn phát xít, đâu có dám kêu gọi
‘chôn cất‘ Lenin, vì nếu thế thì anh ta chắc chắn phải ra
mặt trận. Suốt cuộc chiến tranh anh ta trốn trong hậu
phương ở một nơi xa tít, dưới sự che chở ấp ủ của người
cha, hay nói một cách hình tượng là nấp sau thi hài
Lenin. Năm 1942 thậm chí anh ta còn gia nhập Đảng
Cộng sản Nga (Bolshevik). Tính cách vô đạo đức phát
lộ đến mức kinh tởm của một kẻ cơ hội thấy rõ trong
những lời bộc bạch của ông ta hiện nay. ‘Tôi luôn luôn
phải nói trái lòng mình, –kẻ cơ hội đó thú nhận, –làm
công việc tuyên truyền và thậm chí là thành viên cấp ủy
đảng‘ (I. Zbarsky, Mục tiêu số 1, trang 191). Lenin từng
là thần tượng, nguồn nuôi sống, tạo ra đời sống sung
túc, danh vọng và phần thưởng cho I. Zbarsky. Chính
trong Phòng thí nghiệm của Lăng, I. Zbarsky đã trưởng
thành và định hình thành nhà khoa học. Nhưng khi thời
thế đổi thay, Lenin bị công kích, bôi nhọ thì I. Zbarsky,
lúc này đã trở thành viện sĩ, lại chạy sang với chủ mới.
Hành động đó gọi là đào ngũ trong chiến đấu. (Chú thích
của tác giả).
84. Dạng phòng truyền thống để sinh viên sinh hoạt, hội
họp.
58. Từ Mavzoley (Lăng trong tiếng Nga) bắt nguồn từ
Đào Tiểu Vũ eBook