định, việc này chẳng hề phức tạp, nếu như các đại sứ châu Âu cùng
với đồng nghiệp Hoa Kỳ triệu tập ở Kiev các đại diện của phe đối lập
và nói rằng họ sẽ không ủng hộ thay đổi chính quyền, cần phải trả lại
tổng thống và tổ chức bầu cử, như đã thỏa thuận, trên cơ sở luật pháp.
Khi đó, đã không xảy ra những xung đột hiện tại, và ở Ukraine đã
không có hàng nghìn nạn nhân như thế.
Đến nay, cuộc thảo luận gay cấn về cuộc đảo chính dân chủ hay
một cuộc chính biến thường tình, về chính xác cái gì và khi nào đã xảy
ra hay ai có lỗi, vẫn chưa kết thúc ở châu Âu. Đến nay, vẫn chưa biết
rõ những tay bắn tỉa trên Maidan bắn vào những người biểu tình và
cảnh sát, là ai. Không có gì phải nghi ngờ rằng chính vụ tàn sát này
đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi chính quyền bằng con
đường bạo lực. Đồng thời cũng rõ ràng, có một đơn vị đặc nhiệm dưới
tên gọi “Omega” với thành phần là những tay bắn tỉa đã yểm trợ
Berkut. Trong trả lời phỏng vấn Spiegel, cựu Bộ trưởng Nội vụ
Ukraine Vitaliy Zakharchenko đã thừa nhận điều này (317). Và liệu có
hay không lực lượng thứ ba nào đó can thiệp vào các sự kiện?
Được ghi âm trực tiếp ngay sau đảo chính, cuộc điện đàm giữa
Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và cựu Đại diện cấp cao EU về đối
ngoại Catherine Ashton càng thúc đẩy tranh cãi. Paet kể cho Ashton
nghe về chuyến thăm Maidan của mình. Một nữ bác sĩ đã cho ông xem
một số bức ảnh và cho biết, những người biểu tình đã bị giết bởi cùng
một loại đạn; vị bác sĩ cũng nói: tất cả đầu mối đều chứng minh rằng
những người ở các phe đối địch đều bị bắn bởi đúng một tay bắn tỉa.
Một điều cũng gây khó hiểu là lời từ chối của ban lãnh đạo Maidan về
việc điều tra tất cả bối cảnh của những phát súng chết người, cũng
nghe được từ đoạn nói chuyện bị ghi lén này, sau đó được tung lên
Internet và trở thành tin chấn động. Tóm tắt kết quả các cuộc trò
chuyện với những người hoạt động trên Maidan, Ngoại trưởng Estonia
nói điều này làm tăng thêm nghi ngờ, rằng “sau lưng tay bắn tỉa không
phải là Yanukovich, mà là ai đó từ liên minh Maidan” (318). Paet