ta. Sư phụ, sư mẫu nhảy lên bờ bồng con ta, còn ta thì bồng vợ, rồi cùng
nhảy xuống thuyền. Thuyền vừa quay mũi ra thì ba người từ trên bộ phi
thân xuống. Thân pháp của chúng rất kỳ diệu, người còn ở trên không đã
phóng chưởng đánh xuống. Sư phụ, sư mẫu, Đinh sư thúc đồng quay lại
phóng chưởng đỡ. Ta nghe đến bùng một cái. Sư mẫu loạng choạng ngã
ngồi xuống thuyền, sư phụ lảo đảo lùi lại. Đinh sư thúc thì ôm ngực lắc lư,
miệng phun ra máu”.
Thiều Hoa ái chà một tiếng. Vì nàng biết sư phụ và sư thúc Đinh Đại nổi
tiếng là Cửu-chân song kiệt, võ công cao thâm không biết đâu mà lường, tại
sao chỉ một chiêu đã bị lạc bại, điều mà nàng không thể tưởng tượng được.
Không ngờ trong hàng ngũ quân Hán lại có ba cao thủ đến dường ấy?
Trịnh Quang thở dài:
– Sư muội ngạc nhiên phải không? Nếu sư muội biết rõ ba người đó là ai,
thì sư muội không ngạc nhiên đâu.
– Nó là ???
– Phong-châu song quái và Nghiêm Sơn.
Tất cả mọi người đều “ồ” lên, không ai kinh ngạc nữa.
Phạm Bách nói:
– Phong-châu song quái làm việc cho phủ Tế-tác Cửu-chân. Thái thú Cửu-
chân Nhâm Diên cầu viện với Lĩnh Nam công là Nghiêm Sơn. Sơn mới
đem quân vào đánh Đào, Đinh trang.
Trịnh Quang kể tiếp:
“...Sư phụ hít một hơi dài, chân khí đã phục hồi được đôi chút, chưa biết
phản ứng sao thì Vũ Hỷ đã nói:
– Tưởng Cửu-chân song kiệt thế nào, không ngờ chỉ có vậy thôi à?
Sư mẫu nhìn ba đối thủ ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Thì ra hai vị đây là Phong-châu song quái, thật là hân hạnh chúng tôi mắt
kém nhìn không ra. Còn vị tướng quân đây là...
Người tướng trẻ đó là Nghiêm Sơn, y đấu chưởng với Đinh sư thúc, chỉ
một chưởng khiến sư thúc phải phun máu miệng, thì đủ tỏ công lực y
không phải tầm thường. Y không trả lời, lùi lại một bước, ánh đao bạc lấp
lánh, không rõ y rút đao ra, tra đao vào võ như thế nào, mà người tài công