cũng bó tay, Lĩnh-Nam vương ra lệnh Tô không được tự quyền thay đổi
Huyện-úy như vậy ta yên tâm. Đào Kỳ tuy được phong Chinh-viễn đại
tướng quân, chỉ huy toàn quân Lĩnh-Nam ttrên 30 vạn người ; Trưng Nhị,
Phương-Dung, Phùng Vĩnh-Hoa là quân sư của Lĩnh-Nam vương, nhưng ta
không thể khởi binh lúc này, tại sao ?
Thánh-Thiên ngừng lại cho cử tọa suy nghĩ rồi tiếp:
– Một là người Việt được cử làm Đô-sát, Đô-úy, Đốc-bưu, nhưng mới được
bổ nhiệm chưa nắm được guồng máy cai trị. Trong khi đó các quan lại
thuộc các phủ Thái-thú, Đô-úy, Đô-sát, Đốc-bưu quá nửa vẫn là ngưới Hán.
– Hai là quân Hán đóng ở Lĩnh-Nam đã lâu đời, vợ con, nhà cửa tài sản còn
ở đây. Bây giờ phải đi đánh Thục lòng vẫn còn lưu luyến. Ta cần thời gian
ít lâu để quân Hán rời khỏi Lĩnh-Nam, đem vợ con tài sản theo. Bấy giờ
chúng ta khởi sự chưa muộn.
– Đào Kỳ tiếng là chúa tướng, nhưng các tướng chỉ huy Quân, Sư, Lữ toàn
là người Hán. Chúng ta khởi sự bây giơ,ø chưa chắc lệnh Đào Kỳ đã được
các tướng nghe theo. Đó là điều thứ ba.
– Quân Hán ra đi, mà ta chưa tổ chức được quân đội, nếu Quang-vũ lại cử
đại binh sang, chúng ta làm sao chống giặc ? Vậy phải cần một thời gian
đợi khi ta tổ chức được binh đội. Đó là điều thứ tư khiến ta không nên khởi
sự lúc này.
Từ trước đến giờ, quần hào từng nghe Nguyễn Thánh-Thiên là phó tướng
cho Nam-thành vương, bây giờ mới thấy kiến thức của nàng rất rộng, tầm
nhìn rất xa.
Trưng Trắc gật đầu :
– Vậy ta phải làm gì ?
Nguyễn Thánh-Thiên nói :
– Chúng ta chia người làm hai. Một số theo giúp Lĩnh-Nam vương đánh
Thục. Tất Nghiêm Sơn phải giao quyền tướng quân cho chúng ta, khi đó ta
học hỏi cách tổ chức, huấn luyện, điều quân, xung phong, hãm trận của
quân Hán. Rồi với kinh nghiệm học hỏi, ta tổ chức quân đội, chiến pháp
riêng cho Lĩnh-Nam. Khi đánh Thục, quân Hán ở Lĩnh-Nam phải hao tốn
đến 7-8 phần. Chúng ta bổ sung bằng tráng đinh Việt. Quân và tướng chỉ