Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 946

nhã.
Nàng lại tiếp :
– Sau khi chiếm được ải, hai đạo quân án binh bất động, nhưng phải theo
dõi sát quân địch. Hễ chúng rút lui thì rượt đánh, nhưng đừng chém giết chi
hết. Chỉ chận đánh một nữa, còn cho một phần chạy thoát... Như vậy khi
tàn quân kéo về ải thứ nhì, sẽ làm quân trú phòng mất tinh thần luôn, ta sẽ
lấy dễ dàng mà không hao binh tổn tướng...
... Bây giờ mới tới đạo quân Lĩnh-nam. Quân Lĩnh-nam chưa xuất trận, tinh
thần và thể xác còn khỏe vậy lĩnh nhiệm vụ nặng hơn. Đạo quân này
Chinh-viễn đại tướng quân Đào Kỳ điều động theo kế hoạch đã do Lĩnh-
nam vương trù liệu kế sách.
Đến đây Thiên thủ viên hầu Lại Thế-Cường hỏi :
– Tôi thống lĩnh 4 vạn quân bộ, 8 ngàn kỵ binh Nhật-nam. Tôi được tăng
cường cho Đặng tư mã, vậy có mang theo bản bộ binh mã lên Kinh-châu
không ?
Nghiêm Sơn quyết định :
– Dĩ nhiên ! Tướng đâu, quân đó.
Đào Kỳ nói :
– Tôi đánh vào Thục, chiếm thành phá ải. Đọat được thành, việc bổ nhiệm
người trấn thủ sẽ do ai chịu trách nhiệm ?
Nghiêm Sơn nói :
– Đâào tam đệ giỏi dùng binh, võ công vô địch, nhưng tam đệ chỉ là người
ngồi trên lưng ngựa mà thắng giặc, chứ không phải người ngồi trên mình
ngưạ mà cai trị dân. Ta sẽ cử Nam-hải nữ hiệp và vương phi theo giúp tam
đệ việc đó.
Sau cùng Phương-Dung căn dặn Đặng Vũ :
– Đại tư mã là dũng tướng, tuy nhiên nên nán đợi quân Lĩnh-nam đánh vô
sau lưng Thục đã rồi hãy động binh. Tuyệt đối không nên ra binh trước.
Ngô Hán vốn là văn quan nghĩ : từ phía Nam đánh vào đất Ích-châu, phải
qua biết bao rừng núi, sông ngòi hiểm trở. Làm sao đưa cả một đạo quân
vào được ? Đào phu nhân là quân sư, ước tính mưu cơ sâu xa, mà đưa
chồng vào hiểm địa chắc bà phải có kế hoạch toàn thắng mới làm. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.