dân, vui sau cái vui của dân. Vì vậy chúng tôi muốn giúp tướng quân.
Ngô Hán liếc nhìn Phương-Dung, Trưng Nhị, Phùng Vĩnh-Hoa thầm nghĩ :
Ba vị cô nương này về nhan sắc e chánh cung nương nương cũng thua xa.
Ta lại nghe đồn võ công vô địch, mưu thần, chước thánh, lại là người thủ
tín. Ta cũng chẳng nên dấu diếm tâm sự, e phụ lòng tri kỷ. Nghĩ vậy y nói :
– Ba vị Quân-sư có chi dạy bảo cứ nói. Ngô Hán nguyện tuân theo.
Phương-Dung nói :
– Điều thứ nhất xin tướng quân chỉ điểm cho địa hình, địa vật, nơi đồn trú
của giặc ở phương Nam Ích-châu.
Rõ ràng Ngô Hán đã thuyết trình đầy đủ tình hình quân giặc, nhưng tại sao
Phương-Dung còn hỏi? Như vậy là nàng muốn giữa đạo quân Đào Kỳ với y
có sự thống nhất làm việc. Là người thông minh, y đáp ngay :
– Không hiểu chiến thuật của quân sư đánh từ phía Nam lên như thế nào ?
Theo tôi nghĩ, ta đưa được lọt một đạo quân nhỏ vào chiếm bất cứ cửa ải
làm đầu cầu tất xong việc.
Y ngẫm nghĩ một lát rồi tiếp :
– Vì nghĩ đến việc đó nên tội cho tế tác do thám quân tình giặc rất kỹ. Tôi
thấy hai lộ trình có thệ tiến đánh Ích-châu : Một là từ phía Kim-sa giang,
phải qua ải Độ-khẩu. Lấy được Độ-khẩu có thể dùng thuyền chiếm Tây-
xương. Từ Tây-xương do đường bộ đến Hán-nguyên, chiếm được Hán-
nguyên, đường đến Thành-đô không xa là bao. Nhưng khó nhất là nhiếm
được Độ-khẩu. Chỗ này nơi ba con sông lớn gặp nhau thác nước rất mạnh.
Công-tôn Thuật cho trấn ở đây một Lữ bộ và một Hải đội. Nếu giặc cố thủ
không có cách nào đánh vào. Thành nằm trên bờ sông có ba cửa, còn một
cửa do hải quân đóng. Nếu có cách nào vượt sông đánh úp Hải đội, thì
chiếm được thành. Từ đây lên Tây-xương có thể bị quân Phổ-cách, Mỹ-cơ
đánh chặn hậu. Đường thứ nhì từ Xích-thủy đánh lên Long-xương, nhưng
núi non hiểm trở vô cùng, nhất là phải vượt qua núi cao, vách đá dựng đứng
đến 1500 trượng (3000 mét ngày nay). Nếu ta chiếm được Long-xương,
đánh vào Thành-đô dễ như lấy đồ trong túi.
Trưng Nhị gật đầu :
– Thế thì chúng ta đánh cả hai đường. Ta không cần nhiều, chỉ cần đem một