QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 339

kêu gọi nên bỏ địa vị, phân phát hết của cải cho dân nghèo rồi xin vô nhà tu
kín. Họ bảo: "Mời quá bộ ra đây có chút việc" và yêu cầu ông Cha Bề trên
giao nạp cho họ bộ hài cốt của Thánh tử đạo Savva. Mấy người nhà nước
vô giáo đường vẫn phì phèo hút thuốc, ngay cả trước bàn thờ Chúa. Dĩ
nhiên họ vẫn đội nón và một ông còn nhấc xương sọ của ông thánh lên, thử
nhổ bãi nước bọt để coi Thánh có làm gì nổi. Họ còn xúc phạm nhiều nữa
khiến các tu sĩ phải kéo chuông báo động. Giáo dân đổ xô tới và sau một
chầu xung sát có 1 hay 2 ông thiệt mạng.
Trước Toà Cách mạng, các viên chức nhà nước không nhìn nhận có hành
động xúc phạm tôn giáo. Họ khai như vậy và Công tố viện chấp nhận, chớ
họ đâu phải ra toà? Chỉ có mấy ông tu sĩ bị áp giải.
Thông thường hồi đó Toà trung ương xử thế nào thì các Toà địa phương chỉ
việc đúng tiêu chuẩn trung ương mà tuyên án cho thống nhất lề lối làm
việc. Kể như một bản án mẫu. Sau "vụ án các hàng giáo phẩm" của Toà
Cách mạng Mạc Tư Khoa thì các toà án tỉnh bắt đầu xử dồn dập như sóng
trào,
đúng danh từ của Chưởng lý Krylenko. Không địa phương nào không
có một vụ án tôn giáo để "triệt hạ bằng hết phản động", nghĩa là tu sĩ, linh
mục, con chiên hàng loạt bị đưa ra toà. Trước vụ tu viện Zvengiorod bị xâm
nhập, Đức Giáo chủ Tikhon từng nhiều lần phản kháng nhà nước cấm giảng
đạo, bắt bớ tu sĩ hoàn toàn với tội danh mơ hồ "phản Cách mạng". Chỉ có
một thời gian công tác triệt hạ Giáo hội tạm lơi vì nhà nước còn lo lấy lòng
tín đồ Chính thống giáo để rảnh tay thanh toán nội chiến. Dẹp xong
Denikin và Kolchak là những phiên toà lại dồn dập như sóng trào.
Ngọn sóng cao nhất có lẽ là vụ lục soát Đại tu viện Ba Ngôi Thánh Sergius
ở Radonezh năm 1920. Ngay hài cốt của Đức Thánh Sergius cũng bị nhà
nước tịch thu để đưa về trưng bày ở Bảo tàng viện Mạc Tư Khoa. Đây là
đòn nặng cuối cùng của nhà nước giáng lên bộ phận đầu não tượng trưng
của Giáo hội Nga, dù Bộ Tư pháp đã có thông tư từ ngày 25-8-1920 về việc
thanh toán, triệt hạ bằng hết di tích cũ, những chướng ngại vật cản đường
tiến tới một xã hội mới cao đẹp. Xưa nay, Đại tu viện St. Sergius vẫn là di
tích gợi nhớ công cuộc dựng nước hào hùng của nhà Đại ái quốc Sergius,
vẫn được toàn dân ngưỡng mộ, thờ kính. Theo Klyuchevsky thì cửa lớn tu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.