QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 423

cầm tay. Phải dàn cảnh để khủng bố dân địa phương luôn thể mà. Toà án
chưa làm xong, chưa có điện nhưng dân Quận Kady được hướng dẫn đi coi
xử án rất đông từ ngày 24 đến 27 tháng 9. Một quận lỵ hẻo lánh, xa xôi như
quận Kady thì phiên toà phải biết là long trọng.
(Trong bản in, từ trang 553 đến trang 568 là 28 phụ bản hình, từ phụ bản 1
đến 22 có chú thích hình, phần còn lại thì không. Dưới đây là thứ tự của các
chân dung và chú thích được in trong cuốn sách - talawas)

Năm 1929 lãnh tụ Đệ Tứ quốc tế Leon Trotsky bị Stalin trục xuất khỏi
Liên bang Xô Viết. Năm 1974, đến lượt nhà văn Aleksandr I.
Solzhenitsyn bị lên án "phản bội", vĩnh viễn lưu đày ngoại quốc.

Ngày chiếc phản lực cơ thương mại AEROFLOT thả công dân bị truất
quyền Solzhenitsyn xuống phi trường Frankfurt (Tây Đức). Sau khi
nhận một đoá hồng đỏ, nhà văn hôn tay cô chiêu đãi và lên chiếc
Mercedès tới cư ngụ tạm nơi nhà ông bạn văn Đức Heinrich Böll,
cũng giải Nobel. Hình chụp hai bạn già đứng bên nhau, ngày đầu tiên
Solzhenitsyn bắt đầu cuộc "lưu đày hải ngoại" đau khổ vì bị THIẾN
trên phương diện tinh thần.

Những phút giây quý giá bên vợ con ở Mạc Tư Khoa. Nhờ sự can
thiệp của nhà cầm quyền Tây Đức, chính phủ Nga cho phép
Solzhenitsyn đi cho khuất mắt. Đã tưởng phải ra đi sống cô độc nhưng
sau bao nhiêu ngày vận động bà Sotzhenitsyn và 2 con mới được phép
xuất ngoại.

Andrei Sinyasky: Nhà văn, nhà phê bình 48 tuổi. Cũng như đồng
nghiệp Solzhenitsyn, vì để bản thảo lọt ra ngoại quốc ấn hành hắn bị 5
năm lao động cưỡng bách. Mãi 1971 mới được phóng thích và "cho
phép" di cư. (Trường hợp chính thức bị nhà nước trục xuất cho tới bây
giờ mới chỉ có 2 người: Trotsky và Solzhenitsyn). Hiện Sinyasky là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.