www.nhipsongcongnghe.net
nhiên lập nên một nhóm người dùng là nhóm của chính họ (nhóm có thể chỉ có một
thành viên).
Người dùng có toàn quyền trong Linux là người dùng root, mặc nhiên thuộc về nhóm
root. Người dùng có quyền root ấn định một người dùng nào đó thuộc về nhóm root
và có quyền tương đương với root.
4.2. Trở thành superuser
Bạn đã biết rằng tài khoản root là tài khỏan superuser trong hệ thống Linux. Thực ra
nếu bạn tự cài đặt hệ thống, bạn đã sử dụng tài khoản này để đăng nhập hệ thống lần
đầ
u tiên. Bạn cũng biết rằng root là tài khoản superuser, tài khoản này có quyền làm
mọi thứ trên hệ thống. Người sử dụng root có thể khởi động hay dừng một chương
trình bất kỳ cũng như tạo và xóa một file bất kỳ. Rất nhiều những người mới quản trị
hệ thống Linux cho rằng chỉ có root là tài khoản superuser. Hãy nhìn xuống đoạn mã
bên dưới có trong file /etc/passwd
root:x:0:0:root:/root:/bin/bash
bin:x:1:1:bin:/bin:
daemon:x:2:2:daemon:/sbin:
vietvq:x:0:0:root:/home/vietvq:/bin/bash
xanhhh:x:0:0:root:/root:/bin/bash
tuta:x:0:0:root:/var:/bin/bash
Bạn có thể thấy được ở trên có 4 tài khoản superuser. Để hiểu tại sao bạn hãy xem
đị
nh dạng một dòng trong file /etc/passwd
username:passwd:UID:GID:fullname:home-dir:shell
Bạn hãy chú ý vào các trường UID (User ID) và GID (Group ID) của tài khoản root.
Những tài khoản mà có các giá trị của các trường này là 0 là những superuser. Hay
nói một cách khác những người có UID = 0 và GID = 0 có quyền tương đương với tài
khoản root.
Như vậy nếu hệ thống của bạn phải có nhiều tài khoản superuser do một số lý do quản
trị, bạn có thể dễ dàng tạo một tài khỏan superuser. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một tài
khoản superuser (UID=0, GID=0) có thể làm mọi thứ.
4.3. Quản lý người dùng với các công cụ dòng lệnh
4.3.1. Tạo một tài khoản người sử dụng mới
Tạo một người sử dụng mới khá dễ dàng, để tạo người sử dụng từ dòng lệnh, bạn có
thể sử dụng câu lệnh useradd. Ví dụ để tạo người sử dụng có tên là tutavn, bạn có thể
chạy câu lệnh sau: