không?
b, Sau khi xét tôi kỹ rồi, xin ngài thành thực cho biết tôi có thành công
trong nghề ấy được không?
c, Nghề ấy có mật ít ruồi nhiều không?
d, Sau khi học 4 năm, kiếm được việc có dễ không? Mới đầu hãy nên làm
việc gì trước?
e, Nếu tài khéo của tôi vào hạng bình thì trong 5 năm đầu tôi hy vọng được
bao nhiêu?
f, Làm nghề ấy lợi hại những gì?
g, Nếu tôi là con gái, thì ngài có khuyên tôi làm nghề đó không?
Nếu bạn nhút nhát, do dự, không dám một mình đường đột vào hỏi thẳng
một ông "bự", bạn nên theo hai lời khuyên này:
1-Dắt theo một người anh em trạc tuổi mình, để bạn được vững bụng tự tin
hơn; nếu không có ai, bạn mời ông thần cùng đi.
2- Bạn nên nhớ rằng nhờ ai chỉ bảo tức là gián tiếp khen họ: Họ có thể
phòng mũi được đó. Nhất là các ông lớn tuổi, thích được khuyên bọn thiếu
niên. Vậy chắc viên kiến trúc sư ấy rất thích được phỏng vấn.
Nếu lại thăm 5 vị kiến trúc sư mà vị nào cũng bận quá khong tiếp bạn được
(rất ít khi như vậy) thì lại thăm 5 vị khác. Thế nào bạn cũng được tiếp và
nhận được những lời khuyên vô giá và sau nầy khỏi phải phí nhiều năm thất
vọng, đau lòng.
Gặp kẻ biển lận thì đừng ngại trả tiền công họ, để họ chỉ bảo, Nửa giờ công
có là bao!
Bạn nên nhớ rằng quyết định ấy là một trong hai quyết định quan trọng
nhất, có ảnh hưởng sâu xa nhất tới tương lai của bạn. Vậy phải để hết thời
gian thu thập đủ tài liệu dã. Nếu không, sẽ hối hận suốt đời.
5-Bỏ ý nghĩ sai lầm rằng chỉ có độc một nghề với bạn thôi! Bất kỳ người
nào cũng có thể thành công trong nhiều nghề được. Như tôi chẳng hạn: Nếu
tôi học tập và dự bị kỹ càng, có thể hy vọng thành công và sung sướng
nhiều ít trong những nghề: Làm ruộng, trồng cây, y học, bán hàng, quảng
cáo, xuất bản báo tại tỉnh nhỏ, dạy học, kiểm lâm.